Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng thông qua, đã khẳng định: “Đoàn kết là truyền thống quý báu và bài học to lớn của cách mạng nước ta...". Cương lĩnh bổ sung và phát triển năm 2011 đã khẳng định một trong năm bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta là: “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quỷ báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta...”.
Đảng, Nhà nước ta luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân |
Đại đoàn kết toàn dân tộc – Nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định rõ mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Để đạt được mục tiêu đó, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải có sự phấn đấu không ngừng, sáng tạo, hết sức quyết liệt và gian khổ. Trong quá trình đó có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn. Để tranh thủ và phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục được những khó khăn trong sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định động lực chủ yếu để xây dựng, phát triền đất nước và bảo vệ Tổ quốc: “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải ưên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội...”.
Như vậy, đại đoàn kết toàn dân tộc không đơn thuần chỉ là để giữ vững ổn định chính trị - xà hội, mà điều quan trọng và có ý nghĩa cơ bản, chiến lược lâu dài: đại đoàn kết toàn dân tộc chính là nhằm khai thác, phát huy mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của cả dân tộc, phát huy và nhân lên các thế mạnh tạo thành sức mạnh tổng hợp quốc gia to lớn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành mục tiêu tổng quát mà Đại hội XI của Đảng đã xác định.
Đại đoàn kết toàn dân tộc - Điều kiện dể thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Mục tiêu tổng quát của cách mạng nước ta đã được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội IX, X, XI của Đảng là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để có giàu mạnh và trong quá trình tiến tới giàu mạnh, phải xây dựng xã hội, mà trong đó mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, mọi giới, thành phần kinh tế, mọi vùng miền, mọi thành viên trọng đại gia đình dân tộc Việt Nam đều được sống trong sự công bằng, bình đẳng, đều có quyền và điều kiện để làm chủ, có nghĩa vụ đóng góp tích cực nhất cho sự phát triển của đất nước. Muốn có dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội, phải có sự lãnh đạo của Đảng. Để giải quyết mọi vấn đề trong công cuộc phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, phải quy tụ được sức mạnh toàn dân tộc về một mối, phát huy trí tuệ sáng tạo của nhân dân, khai thác có hiệu quả nội lực, mà trước hết là nhân tố con người Việt Nam cả ở trong và ngoài nước; đồng thời biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, thúc đẩy đất nước tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Muốn vậy, phải triệt để thực hiện dân chủ trên thực tế làm nền tảng xây dựng đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thuận xã hội, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, phát huy cao độ ý chí và nghị lực sáng tạo của toàn thể dân tộc cho sự nghiệp chấn hưng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu để có đoàn kết, đồng thuận xã hội và phải được mở đầu từ nâng cao dân trí, nuôi dưỡng và tuân thủ, giữ gìn các giá trị thiêng liêng mà dân tộc ta đã xây dựng nên. Trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện quyền làm chủ ở cơ sở, trọng tâm là thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực kinh tế, bảo đảm hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội. Trong hoạt động kinh tế rất cần có đoàn kết, hợp tác, liên kết, liên doanh giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế, các ngành nghề, các địa bàn, người Việt sống trong nước và người Việt đang định cư ở nước ngoài. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá; xây dựng cả đời sống vật chất và tỉnh thần, cả văn minh vật chất và vãn minh tinh thần.
Cũng cố khối đại đoàn két toàn dân tộc, làm thất bại mọi âm mun “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù dịch “Chia để trị” là chính sách cơ bản, nhất quán của các kẻ thù xâm lược nước ta trước đây. Ngày nay, để chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch vẫn dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ, phân hoá, gây nên tình trạng mâu thuẫn, đối đầu giữa các bộ phận dân cư trong dân tộc để phá hoại chúng ta từ bên trong, khi cần và có thời cơ thuận lợi thì chúng dùng lực lượng từ bên ngoài can thiệp, hỗ trợ. Chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi với những phương sách khác nhau để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
Chúng lợi dụng, thổi phồng mặt không đồng nhất, khuếch đại sự khác biệt ít nhiều giữa các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, người đương chức và người đã nghỉ hưu... để khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; xuyên tạc một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; lợi dụng những thiếu sót trong quản lý của Nhà nước, của các cấp chính quyền; lợi dụng những yêu cầu chính đáng của nhân dân về cải thiện đời sống vật chất và tinh thần trong điều kiện kinh tế nước ta còn có hạn; kể cả sự bịa đặt, vu khống, tung tin thất thiệt... làm cho người dân từ nghi ngờ đến mất lòng tin vào Đảng, Nhà nước ta. Trong không ít trường hợp, người dân rất khó phát hiện, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đã vô tình mắc mưu của chúng làm suy giảm khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực trạng dân chủ, đoàn kết thống nhất, đồng thuận trong Đảng cũng còn không ít vấn đề tác động không thuận chiều đến việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tình trạng thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, đoàn kết, thống nhất đồng thuận trong Đảng đang làm mai một trí tuệ và tính tiên phong chiến đấu của Đảng, thậm chí uy hiếp đến sự tồn tại của Đảng. Có thể xem yếu kém này là nguy cơ của mọi nguy cơ đối với Đảng và chế độ. lĩnh hình đó đặt ra một yêu cầu cấp bách: Đàng phải trở thành biểu tượng về dân chủ, đoàn kết, thống nhất - đồng thuận để quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vượt qua mọi thách thức, nắm bắt thời cơ để đưa đất nước ta tiến lên bước phát triển mới hên cơ sở xem dân tộc là đối tượng và mục tiêu phục vụ duy nhất của Đảng, dân tộc là người thầy, người xây dựng, rèn luyện, bảo vệ Đảng. Thường xuyên chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới tăng cường, mở rộng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thề nhân dân trong thời kỳ mới.
Đề củng cố khối khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội. Đây là vấn đề không thể xem nhẹ. Không giải quyết tốt vấn đề này thì khó có thể xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc một cách vững chắc, lâu dài. Thường xuyên củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết, thống nhất trong Đàng. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy vai trò làm chủ và thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương phép nước. Xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc gắn liền với việc phát huy vai trò và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, giữ vững kỷ cương trong đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở tất cả các cấp, các ngành, cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân. Tin dân, tôn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt công tác dân vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình. Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vỉ phạm quyền dân chủ của nhân dân, cũng như những biểu hiện lợi dụng dân chủ để vỉ phạm pháp luật, kích động nhân dân, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. cần thực hiện dân chủ và đoàn kết từ trong Đảng (trước hết từ bên trên, từ trong cấp uỷ) ra toàn xã hội. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Kết hợp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng với nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tăng cường khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng củng cố khối liên minh công - nông - trí. Người chi rõ: Đảng và Chỉnh phủ rất mong muốn, rất cố gắng, rất chăm lo xây dựng khối đoàn kết công – nông - trí; đoàn kết lâu dài trong kháng chiến, trong kiến quốc, thực hành xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: “Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang. Và công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”. Trong đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo khối liên minh đó, thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngủ trí thúc là nhân tố quyết định để duy trì, củng cố, phát triển liên minh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỳ cương phép nước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Là cầu nối rất quan trọng thắt chặt mối liên hệ giữa nhãn dân với Đảng và Nhà nước; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố sự nhất trí về chính trị tinh thần trong xã hội. Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố đoàn kết các dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, không chỉ để giải quyết vấn đề lực lượng cách mạng, mà liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lành thổ, phát triển đất nước cường thịnh, vấn đề đặt ra hiện nay là, Đảng và Nhà nước cần có chính sách cụ thể để thực hiện sự bình đẳng, công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt là những vùng gập nhiều khó khăn, thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiều số; phát huy nhúng giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chúc tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc quần chúng, gây chia rẽ, kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hoạt động gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà binh“, chia rẽ của các thế lực thù địch thì vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu là phải củng cố sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện dân chủ trong Đảng. “Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hoá" trong nội bộ, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội.
Hải Trang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét