Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

BÀI HỌC VỀ KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Sau gần 30 năm tìm đường cứu nước, hoạt dộng cách mạng ở nước ngoài, mùa xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyền Ái Quốc trở về Tổ quốc mang theo những nhận định mói về tình hình thế giới và đề ra sách lược cho cách mạng Việt Nam. Từ đây, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam tiến đến cao trào, mở đường đi tới những thắng lợi huy hoàng của dân tộc. Đã 75 nãm kể từ ngày Bác về Pác Bó, Cao Bằng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, những bài học từ sự kiện này vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc dổi mới và hội nhập của đất nước ta hôm nay trong một thế giới đầy biến động.

Học tập Hồ Chí Minh bài học về kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt của mình, từ năm 1938, Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước những bước ngoặt của tình thế đã được Người dự đoán. Sau nhiều gian truân, ngày 28-1-1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về tới biên giới Việt - Trung thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Bên cột mốc biên giới 108, Người đứng lặng hồi lâu xúc động.

Với kinh nghiệm hoạt động quốc tế lâu năm, luôn theo dõi sát những diễn biến của tình hình, Nguyễn Ái Quốc có những nhận định quan trọng về tình hình thế giới cũng như đề ra những quyết sách cho cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai đang lan rộng, cả nhân loại lúc đó đang phải dồn mọi sức lực đề chống lại họa phát xít đang đốt lửa chiến tranh lan rộng toàn cầu.

Đầu năm 1941, tình hình thế giới không mấy lạc quan, phe phát xít đang thắng thế, các lực lượng tiến bộ đang ở thế bất lợi song Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: "Lực lượng tiến bộ sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát xít và khi các kẻ thù lao vào cuộc chiến tranh sẽ tạo những cơ hội quý báu cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam."

Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh của toàn nhân loại chống chủ nghĩa phát xít. Người tìm cách đặt mối liên hệ với lực lượng Đồng minh để cách mạng Việt Nam có cơ hội nhận được những sự giúp đỡ trực tiếp bằng vật chất cho cuộc kháng Nhật cứu nước. Nhưng điều quan trọng hơn sau những hoạt động không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chi Minh trong giai đoạn gấp rút này là tạo ra những tiền đề cho việc xác lập vị thế của nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế sau này. Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã thiết lập được những mối quan hệ với các lực lượng chống Nhật ở Trùng Khánh, với các cơ quan quân sự và tình báo Mỹ ở Côn Minh. Người đã làm cho người Mỹ hiểu hơn về Việt Minh và cuộc chiến đấu giành độc lập của người Việt Nam. Mặc dù các nguồn tin từ cả phía Pháp và Trung Quốc xác nhận rằng Hồ Chí Minh là người chống Pháp và là Cộng sản nhưng người Mỹ bắt đầu coi Việt Minh như một lực lượng đồng minh chống Nhật tích cực mà họ có thể phối hợp ở Đông Nam Á. Các đội du kích cách mạng ở Cao Bằng cũng đã nhận được những sự hỗ trợ về vũ khí, về phương tiện thông tin liên lạc và sự huấn luyện của một số chuyên gia quân sự được Mỹ gửi tới. Các tư liệu lịch sử đã khẳng định: Mỹ và lực lượng Đồng minh đã đứng cạnh Việt Minh trong cuộc chiến đấu chống phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc. Điều này đã được chuẩn bị trước khi Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng tuyên đọc trước quốc dân Việt Nam và thế giới.

Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc mở rộng cánh cửa để cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, để cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của cuộc đấu tranh của nhãn loại tiến bộ vì hòa bình bình và những giá trị nhân đạo, nhân văn.

Đã 75 năm sau sự kiện Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, đất nước hôm nay cũng cận kề những bước chuyển quan trọng trên tiến trình đổi mới và phát triển. Những biến động lớn, mạnh mẽ và nhanh chóng trên thế giới cũng đặt chúng ta trước nhiều cơ hội và thử thách, cho chúng ta thêm nhiều hy vọng và cũng mang đến nhiều ưu tư.

Nhìn ở phạm vi toàn cầu, dù đã có nhiều tín hiệu lạc quan song tình hình thế giới được dự đoán sẽ còn nhiều biến động. Dù nhiều quốc gia đã cỏ nhiều nỗ lực, những tín hiệu lạc quan và lời kêu gọi hòa bình vẫn không đẩy lùi được đảm mây đen u ám lo lắng vẫn đè nặng thế giới vì bất ổn, chiến tranh và nghèo đói. Lửa chiến tranh nhiều lúc bùng lên dữ dội nhiều nơi ở Trung Đông, Nam Á và châu Phi. Chiến tranh đã gây ra cuộc nhập cư trái phép ồ ạt vào châu Âu, thách thức các giá trị của châu lục này và buộc cả châu Âu phải gồng mình giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo. Bàn cờ địa 1 chính trị thế giới có nhiều biến động với nhiều nhân tố mới.

Năm 2015 cũng có thể được coi là năm cả thế giới đau thương vì khủng bố. Nước Pháp đã hứng chịu hàng loạt vụ khủng bố chấn động và đẫm máu. Máy bay Nga bị Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đặt bom (ngày 31-10) với con số thương vong không nhỏ. Nhiều vụ xả súng liên quan đến khủng bố ở Mỹ... Tất cả các vụ việc đều nói lên sự bất an trước sự những thù hận. Dù Mỹ và Cuba đã bình thường hóa quan hệ, Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân với cộng đòng quốc tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP 21) có được tiếng nói chung... đã làm ấm lên không khí quan hệ quốc tế năm 2015 nhưng bức tranh với gam màu tối của những diễn biến xấu càng làm cho nhân loại thấy rằng cần phải sát cánh chung tay với nhau chặt chẽ hơn để vượt qua những nỗi đau và đề phòng, ngăn chặn không cho chúng tiếp tục xảy ra.

Được đánh giá là một hiệp định mẫu mực bởi sự vượt trội cả tầm vóc và sức ảnh hưởng, TPP sẽ có tác động với Việt Nam mạnh hơn cả khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đánh giá của Giáo sư Peter A.Petri (Đại học Brandeis, Hoa Kỳ), Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP. Tuy rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị đặt trước câu hỏi buộc phải trả lời: Mạnh mẽ cạnh tranh để tồn tại hay là bị “nuốt chửng”, nhưng nhìn tổng thể và dài hạn, “liều thuốc quý” TPP sẽ là một đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển và trưởng thành hơn trong sân chơi kinh tế toàn cầu. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam sẽ có là tìm được một đối trọng “đủ nặng” để có thể tái cân bằng quan hệ thương mại với các thị trường truyền thống trọng điểm như đã có hiện nay, giảm bớt ảnh hưởng lệ thuộc vào một thị trường nhất định, đặc biệt là Trung Quốc (không là thành viên của TPP). “Vị đắng” của liều thuốc TPP cũng có thể giúp “dã tật", cơ cấu nền kinh tế, cải cách định chế, luật pháp và mô hình tăng trưởng...

Ngày kết thúc của năm 2015, cũng đánh dấu sự kiện Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN. Dưới mái nhà chung đó, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chung sống, gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển trên chặng đường mới của mình. Trong các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam không thể tách khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN. Những lợi ích của Việt Nam gắn liền với từng quốc gia liên quan với những vấn đề cụ thể đồng thời cũng gắn liền với lợi ích chung của cả cộng đồng ASEAN. Với nhận thức đó, Việt Nam đã và sẽ tham gia sâu, rộng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, tích cực cùng các nước thành viên triển khai các nội dung ưu tiên hợp tác của ASEAN.

Tình hình vẫn diễn biến khó lường bởi những hành động leo thang quân sự hóa trên Biển Đông. Trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm ở Biển Đông thời gian qua, Việt Nam đã kiên trì trao đổi cùng các quốc gia trong khu vực để tăng đồng thuận; cùng khẳng định những lo ngại chung đối với những diễn biến đe dọa đến hòa bình, an ninh khu vực; kêu gọi sự kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kiên trì giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Lập trường chính nghĩa và hòa bình của Việt Nam đã được sự ủng hộ của nhiều đối tác, trên nhiều diễn đàn quốc tế trong phạm vi ASEAN và cả thế giới.

Sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ cách mạng coi đấu tranh thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, chống lại mọi sự áp đặt, thống trị bất công của các “nước lớn” cùng là sự phát triển, hoàn thiện của công cuộc giải phóng dân tộc.

Sự kiện Nguyền Ái Quốc 1 Hồ Chí Minh về nước đầu năm 1941 chứa đựng những bài học kinh nghiệm cho hôm nay khi cả thế giới cũng như khu vực châu Á 1 Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói riêng vẫn đang hiện hữu (và cả tiềm tàng) nhiều nguy cơ bắt ổn khó dự đoán về an ninh và chính trị. Trong cục diện mới, hợp tác, hòa hoãn xen lẫn với cạnh tranh, kìm chế lẫn nhau giữa các cường quốc luôn diên ra ở khu vực châu Á - Thải Bình Dương cũng như trong khu vực Đông Nam Á.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy những nước lớn luôn có những toan tính chiến lược riêng. Những toan tính đó thành công đến mức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bối cảnh những vấn đề trong quan hệ quốc tế (kể cả những vấn đề song phương giữa hai nước) đều được đặt trong tương quan với các mối quan hệ khu vực, trong một thế giới đang toàn cầu hóa và mỗi nước “lớn" đều phải cân nhắc đến phản ứng của những nước “lớn" khác, những tính toán này không thể không quan tâm đến tiếng nói của khu vực và từng nước liên quan.

Dù các nước “lớn" vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và chi phối những sự kiện, những mối liên kết, liên minh, những hợp đồng kinh tế lớn nhưng sẽ không dễ áp đặt những toán tính của mình như trong những giai đoạn trước. Kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng, tiếng nói của khu vực và các nước “vừa” và “nhỏ” có “sức nặng" đến mức nào phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó một phần khá quan trọng phụ thuộc vào sự chủ động, nhạy bén, khôn khéo trong ngoại giao của những nước này với các nước “lớn” và cả giữa các nước “vừa" và “nhỏ” với nhau.

Hôm nay, bài học từ sự kiện Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, xác định đường lối của cách mạng Việt Nam năm xưa vẫn cần được kế thừa. Theo đó, cái “bất biến” là độc lập cho dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân là những điều bất khả xâm phạm. Để đạt mục tiêu đó, đòi hỏi những người vận dụng phải linh hoạt, sáng tạo “ứng vạn biến”. Trước mỗi thời cơ và nguy cơ, sự năng động cần được nhấn mạnh, trí tuệ sáng suốt và một tằm nhìn xa cần được đề cao khi hoạch định chính sách. Đó củng là những tiền đề quan trọng bảo đàm thành công.

Hoàng Trường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét