Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Nôn và ốm nghén khi mang thai – Dễ vượt qua nếu mẹ biết cách


Mẹ bầu trong những tháng đầu của thai kỳ thường gặp các hiện tượng rất khó chịu là nôn, ốm nghén. Làm sao để vượt qua những hiện tượng này? Hãy lắng nghe chuyên gia giải đáp ngay mẹ nhé.

Biểu hiện


Buồn nôn và nôn khi mang thai, thường được gọi là ốm nghén, rất phổ biến trong những tháng đầu thai kỳ. Các hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến mẹ bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm hoặc có khi cả ngày.

Ốm nghén rất khó chịu và đối với một số phụ nữ, hiện tượng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Nhưng lại không đặt em bé vào bất kỳ nguy cơ nguy hiểm nào và thường sẽ hết khi thai kỳ vào khoảng tuần 16 đến 20.


Ốm nghén hay gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ

Đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng có thể gây buồn nôn và nôn. Nhiễm trùng tiểu thường ảnh hưởng đến bàng quang nhưng có thể lan đến thận. Vì vậy, mẹ không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu ốm nghén khác thường nào.

Ốm nghén có thể phát triển thành một dạng bệnh nặng khi mang thai được gọi là Hyperemesis Gravidarum. Chứng bệnh này xuất hiện khi mẹ bầu không có đủ chất lỏng trong cơ thể (mất nước) hoặc không nhận đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống (suy dinh dưỡng). Nếu mắc chứng bệnh này, mẹ có thể cần điều trị chuyên khoa trong bệnh viện.

Trường hợp khẩn cấp


Báo gấp với bác sĩ và ngay lập tức tới viện thăm khám nếu mẹ nôn kèm những biểu hiện sau:

Nước tiểu rất sẫm màu hoặc chưa đi tiểu trong hơn 8 giờ

Không thể giữ thức ăn hoặc chất lỏng trong 24 giờ

Cảm thấy yếu đuối, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên

Đau bụng

Bị đau hoặc chảy máu khi bạn đi tiểu

Sụt cân

Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy mẹ bị mất nước hoặc nhiễm trùng nước tiểu.


Nếu có các biểu hiện bất thường khi ốm nghén, mẹ hãy trao đổi ngay với bác sĩ

Điều trị ốm nghén


Thật không may, không có cách điều trị dứt điểm và nhanh chóng nào với chứng ốm nghén. Mỗi lần mang thai sẽ lại khác nhau. Mẹ có thể bị ốm nghén hoặc không. Nhưng có một số thay đổi mẹ có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng trong chế độ ăn uống và cuộc sống hàng ngày.

Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể nên làm gì hoặc khi mẹ bầu có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể khuyên mẹ dùng thuốc.

Thuốc giảm ốm nghén


Nếu tình trạng buồn nôn và ói mửa của mẹ nghiêm trọng và không cải thiện sau khi thử thay đổi lối sống hoặc các biện pháp khắc phục thay hướng dẫn ở trên, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên sử dụng một loại thuốc chống bệnh ngắn hạn, được gọi là thuốc giảm ốm nghén, an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

Thông thường, đây sẽ là một loại thuốc kháng Histamine, được sử dụng để điều trị dị ứng nhưng cũng có tác dụng như thuốc để ngăn chặn các hiện tượng nôn mửa, buồn nôn...

Thuốc chống nôn thường sẽ được dùng dưới dạng viên để mẹ uống hoặc cũng có thể dưới dạng lỏng để tiêm vào cơ thể mẹ. Sự chỉ định dùng thuốc như thế nào của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của mẹ.


Ốm nghén do nhiều nguyên nhân gây ra 

Các yếu tố gây ốm nghén


Có rất nhiều yếu tố dẫn tới ốm nghén như sự thay đổi nội tiết tố trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ hay các trường hợp sau:

Mẹ đang mang thai đôi hoặc nhiều hơn

Mẹ có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước

Mẹ có xu hướng bị say tàu xe

Mẹ có tiền sử đau nửa đầu

Các thành viên trong gia đình cũng bị ốm nghén

Mẹ mang thai lần đầu tiên

Mẹ béo phì (chỉ số BMI của mẹ từ 30 trở lên)

Mẹ đang gặp căng thẳng

Với những thông tin trên hy vọng mẹ đã có thông tin hữu ích về tình trạng ốm nghén khi mang thai. Điều quan trọng là mẹ hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn và lạc quan khi mang thai. Điều này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé đồng thời giảm nguy cơ ốm nghén xuất hiện.

Theo NHS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét