Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

"BỨC XÚC" CÓ LÀM TA MỜ MẮT?

Mới đây, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang vừa xuất bản quyển sách "Bức xúc không làm ta vô can", nêu ra thực trạng bức xúc tràn lan hiện nay trong xã hội, nhưng bức xúc thường là một trạng thái tâm lý tiêu cực. Bức xúc, thường là cách tự nâng mình lên một vị trí cao hơn xung quanh, tỏ ra là người có tâm huyết nên không chịu được xã hội xung quanh. Vì thế, người bức xúc luôn bới lông tìm vết, đặc biệt là với những ai có địa vị xã hội cao hơn mình với một tâm thế ghen ăn tức ở. 
Đơn tố cáo mạo danh cán bộ VPCP

Quyển sách vẫn đang "hot" thì song song xuất hiện "Đơn tố cáo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc" được nhiều trang mạng phản động đăng tải, đứng danh tính là ông Mai Văn Lâm, một cán bộ lâu năm của Văn phòng Chính phủ. Không bàn đến danh tính người này có thật hay giả bởi vì nó không hề giống với một đơn tố cáo là phải rõ danh tính, bộ phận công tác cụ thể, thông tin cá nhân... Cứ cho ông Mai Văn Lâm nào đó có thật thì qua nội dung thư, ta có thể thấy đó là một kẻ đang nuôi một cục bức xúc trong người:
"Thực ra chúng tôi bị mang tiếng oan, chứ có được gì đâu, cùng lắm là được vài phong bì nhỏ, đủ tiền đổ xăng đi làm, chứ cặp lớn, cặp bé đều đổ vào nhà ông Nguyễn Xuân Phúc rồi. Chúng tôi bức xúc lắm, nhưng chẳng dám phát biểu gì, vì đ/c Phúc đã thù ai thì thù rất dai, ghét ai thì người đó không còn tiền đồ gì nữa, nên đành nhắm mắt cho qua, lo giữ cho được việc làm để lấy lương nuôi gia đình mình mà thôi".
Chẳng hóa ra đây là thành phần bất tài, muốn tham nhũng nhưng không được, nên sinh ra bức xúc, bất bình. Ông ta có nhắc đến việc nhiều dự án được trình lên văn phòng chính phủ nhưng không được duyệt nên bức xúc, tôi ngờ rằng ông này nhận tiền hối lộ của người ta để chạy dự án rồi, không ngờ trình lên văn phòng chính phủ thì không đươc Phó thủ tướng duyệt, nên đâm ra khó chịu. Với người như ông, tôi e là lên chức càng cao thì có ngày bán cả nước để đổi lấy mấy cái phong bì.

Sự bức xúc khiến ông Lâm giả định nào đó với cương vị một cán bộ trong văn phòng chính phủ, lại bỏ qua những nguyên tắc quan trọng của đơn tố cáo, đó là: bằng chứng. Rất nhiều những luận điểm ông đưa ra thiếu bằng chứng và thiếu thuyết phục. Điển hình nhất cho việc thiếu bằng chứng và kém độ chính xác là thông tin liên quan đến việc Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khoe khoang về số tín nhiệm của ông:
"Gần đây, ông Phúc có vẻ rất đắc thắng, nói rằng mình có phiếu tín nhiệm cao nhất Chính phủ, hơn cả Thủ tướng, uy tín cao trong nhân dân. Nhưng chúng tôi có mù đâu, ai mà chẳng biết tối nào nhà ông Phúc cũng sáng đèn chạy phiếu tín nhiệm Quốc hội, đến ông già về hưu ở Nam Đồng còn biết thì làm sao cán bộ Văn phòng Chính phủ chúng tôi không biết? Rồi ông Phúc kể công là bao nhiêu việc khó của Chính phủ, như giải phóng mặt bằng, khiếu kiện… đều do ông Phúc làm hết, Thủ tướng chỉ đi cắt băng khánh thành, khởi công, nhận phong bì. Thỉnh thoảng gặp riêng chúng tôi, ông Phúc hứa hẹn: anh em ủng hộ mình nhé, khóa tới, anh làm Thủ tướng sẽ quan tâm đến các chú, không quên một ai"
Tất cả những lời nói này, thậm chí còn không được trích dẫn đầy đủ trong dấu ngoặc kép, cho thấy chúng hoàn toàn có thể bị bóp méo bởi cơn bức xúc của tác giả. Vì thế, tôi khuyên Lâm giả định có thật kia nếu đã quyết định có đơn tố cáo, nên ghi âm đầy đủ, trích dẫn rõ ràng rồi mới gửi đi và đăng tải. Còn với cách làm như thế này thì rất thiếu sức thuyết phục.

Nhưng thôi, đó là chuyện ông Lâm giả định có thật kia. Vấn đề lớn hơn là các trang mạng đua nhau đăng tải, xem nó như là căn cứ, tài liệu nội bộ để tấn công, bôi nhọ, xúc phạm Phó Thủ tướng, yêu cầu cần điều tra, xử lý, là bằng chứng lãnh đạo cộng sản tham nhũng, chạy chức quyền.... Kiểu tố cáo của một người đóng vai trong nội bộ rất bức xúc mà vẫn còn lửng lơ kiểu:
"Nói về ông Phúc, chúng tôi còn rất nhiều tư liệu, không thể nói hết ở đây được. Xin khất đến lần sau, chúng tôi sẽ báo cáo các vị lãnh đạo về các doanh nghiệp làm sân sau cho ông Phúc như Đặng Văn Thành (Thành Sacombank), Võ Văn Hồng (Hồng “Bến Thành”), Hương “Bắc Á”, Phạm Công Danh (Danh “Thiên Thanh”)… "
Là đủ hiểu ý đồ của kẻ tạo ra nó, phát tán nó và nhanh chóng phụ họa theo nó. Thành thực khuyên tác giả của đơn tố cáo này nên đóng vai đạt hơn nữa, đừng "bức xúc" kiểu nửa chừng thế này thì lộ hết vai đóng rồi.

Hoàng Minh 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét