“Không được ngủ quên trong chiến thắng” hay “Nếu bạn bắn vào lịch sử bằng một khẩu súng lục lịch sử sẽ gửi trả bạn bằng một khẩu đại bác” đó là những lời răn huấn mà ông cha ta để lại cho muôn đời sau về sự ghi nhớ, biết ơn lịch sử và quá khứ.
Chính vì vậy, mặc dầu đất nước đã hòa bình, đang ổn định và ngày càng phát triển đi lên. Nhưng Đảng, Nhà nước ta chưa bao giờ cấm hay hạn chế chúng ta thể hiện lòng yêu nước, thể hiện sự ghi nhớ tới công ơn trời biển của những người đã ngã xuống vì dân tộc vì tương lai của Tổ quốc. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là chúng ta đã tưởng niệm, đã ghi nhớ công ơn của họ đúng cách chưa? Có phù hợp với đạo đức với truyền thống văn hóa xã hội hay không?
Những câu hỏi này được đặt ra khi hiện nay có một số vụ việc xảy ra khiến chúng ta không khỏi giật mình cảnh giác. Tiêu biểu, gần đây nhất là cuộc biểu tình tự phát diễn ra vào ngày 19/01/2016 tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Cuộc tưởng niệm diễn ra trong bầu không khí căng thẳng giữa người với người, hình ảnh hiện lên là sự hỗn tạp, sự nhố nhăng của một nhóm No-U và dân oan. Hành vi vô văn hóa, chửi tục, nói bậy, nhổ bậy, khẩu hiệu thể hiện sự chống đối, sự không bằng lòng với hiện tại đang có. Thử hỏi một lễ tưởng niệm như vậy đã đạt được mục đích hay chưa? Sự trang nghiêm, sự thiêng liêng để ở góc nào trong cuộc biểu tình biến chất như vậy? Phải chăng tưởng niệm chỉ là quân cờ trên bàn cờ “dâm chủ”. Bởi, thực tế văn hóa Việt đã cho ta một kinh nghiệm có rất nhiều hình thức thể hiện sự ghi nhớ công ơn của cha ông đi trước, không cần phải khuếch đại lên, phải làm rùm beng lên mới là sự ghi nhớ giá trị.
Họ đi tưởng niệm hay đi gây rối?
Tưởng nhớ là nhớ lại công ơn người đi trước để lại, để rồi tiếp bước phát huy giá trị cao đẹp đó. Chính vì vậy, sự tưởng nhớ giá trị nhất chính là trong trái tim người con đất Việt mỗi ngày được sống trong hòa bình họ biết cảm ơn ông bà, tổ tiên, cảm ơn các anh hùng chiến sĩ bao đời đã xây dựng nên nền hòa bình dân tộc. Họ biết cảm ơn những con người Việt Nam hôm nay đã và đang tiếp bước cha anh xây dựng và bảo vệ đất nước đưa đất nước tiến lên với bè bạn năm châu. Và từ đó, với nỗ lực của bản thân cùng chung tay xây dựng Tổ quốc giàu đẹp, văn minh hơn hôm qua. Đó là đó là một trong nhiều hình thức thể hiện sự ghi nhớ. Và chắc hẳn, đó chính là “cái lễ” tạ ơn, tưởng niệm chân thành, giá trị nhất mà mỗi người chúng ta giành cho các anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống trên hòn đảo Gạc Ma năm ấy và cho tất cả những người anh hùng Tổ quốc bao đời nay.
Chính vì vậy, những lễ tưởng niệm được tổ chức, những đóa hoa được dâng lên tượng đài các anh hùng liệt sỹ cần thể hiện được tấm lòng thành của mỗi bông hoa mỗi nén tâm hương. Tuy nhiên, để giữ được sự thiêng liêng, cao quý của những hi sinh thầm lặng thì các cuộc biểu tình hiện nay ở nước ta chưa thực hiện được. Bởi nỗi lo “cơm – áo – gạo – tiền” đã được đặt lên hàng đầu trong những người tham gia cuộc biểu tình.
Công Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét