Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

TỰ DO GÌ CŨNG CẦN CÓ GIỚI HẠN

Nước Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung đáng đứng trước nguy cơ khủng bố cao chưa từng có. Báo động khủng bố ở mức cao đã được ban bố tại nhiều quốc gia, đặc biệt là sau vụ khủng bố tấn công làm tổng cộng hơn chục người chết tại tòa soạn của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo. Bóng đen khủng bố ám ảnh hàng triệu người dân Châu Âu khiến họ phải sống trong thấp thỏm, lo sợ.

Họ luôn đòi hỏi tự do đứng ngoài vòng pháp luật


Khủng bố dù với lý do gì thì cũng đều phải bị lên án. Không thể biện minh cho các hành động bắn giết, cướp đoạt vô cớ tính mạng con người. Con người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.


Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại. Có nhiều ý kiến cho rằng nước Pháp và Châu Âu nói riêng đã thách thức chủ nghĩa khủng bố, kích thích những kẻ khủng bố hành động. Nói cách khác họ đã “tự bôi mỡ vào người cho kiến nó cắn”.

Chính sách phân biệt đối với đạo Hồi của các quốc gia Châu Âu, cái nhìn thiếu thiện chí với người theo đạo Hồi đã đào hố sâu ngăn cách giữa các tín đồ đạo Hồi với Chính phủ và những người theo các tôn giáo khác. 

Đạo Hồi là một tôn giáo lớn do đó tín đồ đạo Hồi cũng cần phải được tôn trọng. Chẳng phải các quốc gia Châu Âu luôn kêu gào phải tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo đó sao.

Và điều đáng nói là hành động châm biếm nhà tiên tri Mohamed của đạo Hồi của Tạp chí Charlie Hebdo đã chính là giọt nước tràn ly, kích thích các phần tử khủng bố hành động cực đoan.

Đối với người theo Đạo Hồi, nhà tiên tri Mohamed là đức tin cao cả. Điều đó cũng giống như Chúa của tín đồ Thiên chúa và đức Phật của tín đồ đạo Phật. Đó là sự thiêng liêng, thành kính, ăn sâu trong tiềm thức của những tín đồ.

Vậy cớ sao tạp chí Charlie Hebdo lại đi châm biếm sự thành kính cao cả đó. Đó là hành động xúc phạm đức tin của người khác. Dù rằng có thể nói đó là tự do ngôn luận. Nhưng có lẽ nếu mà như thế thì không còn là tự do ngôn luận nữa bởi sự tự do đó của tạp chí Charlie Hebdo đã động chạm tới quyền tự do của người khác, đó là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ đạo Hồi.

Chẳng thế mà chính giáo hoàng Francis khi được hỏi quan điểm về vụ việc cũng đã nói rằng “Tự do ngôn luận cũng phải có giới hạn, không thể lấy đức tin của người khác ra làm trò đùa”.

Từ câu chuyện của trời Tây, nghĩ về Việt Nam ta, các nhà “dân chủ” suốt ngày kêu gào Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, “bót nghẹt tự do ngôn luận”, đòi phải được nói tất cả, tự do tuyệt đối… Tuy nhiên như Giáo hoàng đã nói thì tự do gì cũng cần phải có giới hạn của nó.

Thiết nghĩ các nhà “dân chủ” Việt cũng nên suy nghĩ thêm về vấn đề này. Không thể có một quyền tự do nào là tuyệt đối cả.

 Mai Anh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét