Quan điểm đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” là hoàn toàn sai trái, xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, cần bắt đầu từ luận điểm “chiến tranh là sự kế tục của chính trị", quân đội xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh (tiến công hoặc phòng ngự). Đây là luận điểm được Carl von Clausewitz (178011831) - nhà lý luận quân sự tư sản nổi tiếng của nước Đức - khái quát. Luận điểm này được thừa nhận rộng rãi trong cả khoa học quân sự tư sản lẫn khoa học quân sự vô sản, nên không thể bác bỏ. Chính V.I. Lênin cũng đánh giá cao luận điểm này. Một khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị”, thì tất yếu phải thừa nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị”, hoặc “không dính đến chính trị”, bời bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị, phản ánh lập trường chính trị của các bên tham chiến và quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền tồ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị đó của cuộc chiến tranh.
Đảng CSVN nhất quán sự lãnh đạo đối với quân đội, Công an
Thứ hai, quân đội và công an bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó, bởi quân đội và công an là những thành phần của nhà nước, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu tranh giành quyền lực. Lịch sử xuất hiện quân đội và công an gắn liền với sự ra đời của nhà nước, mà nhà nước là sản phẩm tất yếu cùa cuộc đấu tranh giai cấp, nên bất cứ nhà nước nào cũng có tính chất giai cấp.
Ngày nay, ở các nước theo thể chế chính trị tư bản, với chế độ đa đảng, mặc dù cỏ hiện tượng các đảng phái thay nhau cầm quyền, nhưng thực chất họ vẫn duy trì sự nhất nguyên về chính trị. Đó là thứ chính trị của giai cấp tư sản, bởi đảng chính trị nào cầm quyền cũng chỉ là sự đại diện cho các nhóm và tầng lớp khác nhau của giai cấp tư sản, nên chính phủ do các đảng chính trị cầm quyền chi phối vẫn đều phục tùng quyền lợi của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi thắng thế cầm quyền duy trì. Không khó để nhận thấy sự tham chính của quân đội nhiều nước, khi người ta vẫn chứng kiến các vụ đảo chính quân sự ở nước này, nước khác, nhất là ờ châu Á, châu Phi trong những năm gần đây. Riêng ờ Thái Lan, hơn 70 năm qua, quân đội đã thực hiện 19 lần đảo chính và âm mưu đảo chính, ở các nước Mỹ, Anh, Pháp..., quân đội không chỉ được dùng vào nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc, mà còn được dùng vào các hoạt động xâm lược, lật đổ, can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền khác, nhằm mục tiêu chính trị là dựng lên ờ đây các chính phủ thân phương Tây; thực chất là để phục vụ đường lối đối nội và đối ngoại của các đảng chính trị cầm quyền, mà suy cho cùng là phục vụ lợi ích của các thế lực tư bản độc quyền đứng đằng sau các chính phủ đương nhiệm. Chỉ tính từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ đã liên tục can dự vào đời sống chính trị của các nước và các khu vực, kể cả tiến hành chiến tranh, như: ở vùng Vịnh Persian năm 1991, Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003, Libya năm 2011... Nhìn vào thực tiễn lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chống lại ách nô dịch của thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ cũng thấy rất rõ, quân đội các nước này không bao giờ “trung lập về chính trị”, nhất là khi các quân nhân của họ được giáo dục “sứ mệnh” đến Việt Nam để “bảo vệ thế giới tự do”, “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản lan ra toàn khu vực Đông Nam Á”.
Cũng cần thấy rằng, ở các nền chính trị có cấu trúc đa đảng đối lập, bất cứ đảng chính trị nào khi cầm quyền cũng tìm mọi cách để nắm quân đội và công an, bởi khi nắm được quân đội và công an thì việc duy trì quyền lực của đảng đó sẽ thuận lợi hơn. Tuy vậy, khi mà sự tranh giành quyền lực giữa các đảng chính trị diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị, thì thường xuất hiện lời kêu gọi “quân đội đứng trung lập về chính trị", nhưng trong thực tế, các đảng đều tìm sự hậu thuẫn từ quân đội.
Ở Thái Lan, mặc dù nhiều lần các chính khách yêu cầu “quân đội đứng ngoài chính trị”, có lúc cả Bộ trưởng Quốc phòng cam kết “quân đội không can dự vào chính trường”, thậm chí Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan tuyên bố loại quân đội ra khỏi chính trị, nhưng trong thực tế không có điều đó. Ngày 19/9/2006, Tướng Sonthi Boonyaratglin cùng một số tướng lĩnh quân đội làm đảo chính lật đổ chính phủ của Thủ tướng Thaksin Shỉnavvatra, lập ra Hội đồng quân sự. Hai chính phủ dân sự thân Thaksin Shinavvatra sau đó của ông Samak Sundaravej và ông Somchai Wongsawat cũng không đứng được bao lâu, bời không được quân đội ủng hộ; trong Chính phủ của Thủ tướng Abhislt Vejjajiva (được phe Áo vàng và Đảng Dân chủ ủng hộ), quân đội được dùng để đàn áp các cuộc biểu tình của phe Áo đỏ (từ tháng 3 đến tháng 5/2010) làm 90 người chết và nhiều người bị thương. Gần đây nhất, ngày 22/5/2014, Quân đội Thái Lan lại làm đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck Shinavvatra, đưa Tư lệnh Lục quân, Tướng Prayuth Chan-ocha lên làm Thủ tướng. Bản thân Quân đội Mỹ cũng không đứng ngoài những xung đột chính trị trong nước.
Ngày 21/8/2012, Tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân chỉ trích các cựu sỹ quan Mỹ vì đã tiến hành một chiến dịch chống lại Tổng thống B. Obama. ông yêu cầu “quân đội phải đứng ngoài chính trị”, song vị tướng này lại bị những người thuộc Đảng Cộng hòa cho là thiên vị Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Ở Liên bang Nga, ngày 04/10/1993, Tổng thống B.Yeltsin đã không ngần ngại sử dụng quân đội nã pháo vào tòa nhà Quốc hội (nơi đang có những người ủng hộ các nghị sỹ dân tộc và cộng sản trú ngụ) để giải quyết cuộc đối đầu với cơ quan lập pháp (Quốc hội).
Thứ tư, nhìn vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, có thể thấy: Quân đội và Công an ra đời từ các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo và giáo dục để giành và giữ chính quyền cách mạng, nên bản thân nó đã là một lực lượng chính trị. Gàn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam đã chứng minh rõ một thực tiễn lịch sử là: Quân đội và Công an luôn là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự thống nhất về mục tiêu chiến đấu của Quân đội và Công an với mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản việt Nam. Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì thế, trái với sự hô hào “quân đội và Công an phải đứng ngoài chính trị”, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chát lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực hiện chiến đấu thắng lợi.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải chăm lo xây dựng Quân đội và Công an vững về chính trị. Người căn dặn: “Một quân đội văn hay, võ giỏi, là một quân đội vô địch” và “Muốn cho quân đội ta quyết chiến, quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ thuật của họ, nhất là giáo dục chính trị, làm cho có lập trường vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo’™. Trong lần về thăm Trường Chính trị trung cấp Quân đội (nay là Học viện Chính trị Quân đội) ngày 25/10/1951, Người nhắc nhờ các học viên: “Phải cố gắng học tập về mọi mặt chính trị, quân sự. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại.
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, mà cốt lõi là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân gắn liền với xây dựng tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội ta là một bài học thành công của Đảng Cộng sản việt Nam và của Lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản ở một nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã kiểm nghiệm và khẳng định tính đúng đắn của bài học đó. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tổ chức vũ trang đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam) đã được tổ chức theo mô hình có chi bộ Đảng lãnh đạo; bên cạnh người đội trưởng có một cán bộ chính trị chuyên làm công tác chính trị theo đường lối cùa Đảng.
Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta cũng cho thấy, một khi không có sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang sẽ bị biến chất, mất định hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu, không còn là lực lượng vũ trang của nhân dân, không còn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, do đó không thể làm tròn được chức năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Có thể thấy rõ điều đó khi chúng ta nhớ lại những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến cuối năm 1945, với sự kiện các sư đoàn Vệ binh Cộng hòa ở Nam Bộ nhanh chóng phân hóa, tan rã, mà tệ hại nhất là “Đệ Tam sư đoàn vệ binh cộng hòa” có nhiều hành động chống lại Việt Minh, phản lại nhân dân, do không được xây dựng theo nguyên tắc Đàng Cộng sản lãnh đạo lực lượng vũ trang. Xứ ủy Nam Bộ đã phê phán và chỉ đạo ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ khắc phục sai lầm này vào thời gian đó. Một sự kiện khác là giai đoạn 1983-1985, việc áp dụng máy móc kinh nghiệm của nước ngoài về thiết lập Hội đồng quân sự, bỏ hệ thống tổ chức đảng từ cấp trên cơ sở, đã làm sức mạnh tổng hợp của Quân đội bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội bị suy giảm. Vì thế, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TVV của Bộ Chính trị (Khóa V), Đảng ta đã quyết định khôi phục lại hệ thống tổ chức đảng từ Quân ủy Trung ương đến cơ sở bằng việc ra Nghị quyết 27- NQ/TW để thay thế. Năm 2005, Bộ Chính trị (Khóa IX) ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TVV về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, nâng cao hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội.
Nhờ chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, mà trước hết là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong mọi giai đoạn cách mạng, xứng đáng với lời tuyên dương (năm 1964) của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Chống âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang và tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị là hai mặt của quá trình xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân “cách mạng, chinh quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại". Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự nỗ lực của bản thân Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Hải Trang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét