Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐỔI MỚI CỦA QUẢNG NAM

Ngày 1.1.1997, tỉnh Quảng Nam được tái lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX tại kỳ họp thứ 10.

Trước đó, đã có một cuộc giằng xé trong đội ngũ cán bộ bởi kẻở người đi.Phần lớn tâm lý cán bộ lúc đó đều muốn được ở lại công tác tại thành phốĐà Nẵng, vừa được nâng cấp lên thành phố loại 1.

Cuối cùng, mọi sự cũng êm thấm khi ngày chia tay một đoàn xe dài dặc của những cơ quan và cán bộở lại thành phốĐà Nẵng tiễn đưa những người đi Quảng Nam vào đến tận tỉnh lỵ Tam Kỳ. 
Ông Mai Thúc Lân, sau này là Phó Chủ tịch Quốc hội dáng người nhỏ bé nhưng cương nghị, bộc trực và liêm khiết gánh vác vai trò Bí thư tỉnh Quảng Nam trong buổi đầu chia tách tỉnh. Ông Vũ Ngọc Hoàng, nay là Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương làm Chủ tịch.Ông Nguyễn Xuân Phúc nay là Phó Thủ tướng Chính phủ làm Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Tỉnh Quảng Nam tái lập gồm 14 huyện thị, 221 xã phường gần 1,365 triệu dân, trong đó 85% là cư dân nông thôn, 78% lao động nông nghiệp, 9 huyện miền núi đặc biệt khó khăn. Cán bộ lúc đó sợ nhất “bị” đưa đi Quảng Nam vì Quảng Nam lúc đó không có gì ngoài… tinh thần! Trong khi đó Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng và quan trọng nhất là cơ chếcủa Trung ương để bước lên bệ phóng. Người lèo lái con tàu Đà Nẵng buổi đầu là ông Trương Quang Được, sau này là Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội.


Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nhân dân Quảng Nam

Ông Nguyễn Bá Thanh ban đầu không phải là người được lựa chọn nhưng nhờ sự may mắn phút cuối, ứng cử viên chức Chủ tịch thành phố bị dính bê bối nên bị loại.

Ông Mai Thúc Lân là cháu nội cụ cử nhân Mai Dị, một nhà Duy tân nổi tiếng đầu thế kỷ trước chỉđảm nhận vai trò Bí thư một thời gian ngắn rồi ra Trung ương. Hai vị lãnh đạo Vũ Ngọc Hoàng và Nguyễn Xuân Phúc sau này phối hợp nhịp nhàng trong việc xây dựng nên một tỉnh Quảng Nam phát triển như ngày hôm nay.

Sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 – 2011), tốc độ tăng tổng sản phẩm của tỉnh Quảng Nam tăng 10,57%.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển.Giá trị các ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân hơn 14%. Du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là sau khi Khu Di tích Mỹ Sơn và Khu phố cổ Hội Anđược UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Năm 2011, ngành du lịch đã đón trên 2,5 triệu lượt khách, gấp hơn 11 lần so với 1997.Giá trị sản xuất các ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 3,56%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 27%, riêng năm 2011 xuất khẩu đạt 336 triệu USDD, gấp hơn 22 lần so với 1997. Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 10 lần, từ 2,1 triệu đồng năm 1997 lên gần 22,5 triệu đồng năm 2011.

Từ một tỉnh lệ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp ngân sách Trung ương, thu nội địa chỉđạt 157 tỷđồng năm 1997, đến nay, tổng thu nội địa trên địa bàn đạt 4.200 tỷđồng, tăng gần 27 lần, tỷ lệ thu nội địa đóng góp trong GDP chiếm 5,3% năm 1997 lên trên 12,2% năm 2011.

Trong những năm đầu tái lập, toàn tỉnh chỉ có vỏn vẹn 1 Khu công nghiệp (KCN) Điện Nam - Điện Ngọc và 100 doanh nghiệp hoạt động, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước với quy mô nhỏ.

Năm 2011 đã có trên 5.300 doanh nghiệp, riêng FDI đã có 81 dự án với tổng vốn đầu tư trên 4,7 tỷ USD, toàn tỉnh có 9 KCN với 115 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký hơn 1,4 tỷ USD và 2.300 tỷđồng.

Ngoài ra, còn có thêm 108 cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch. Trong đó, Khu kinh tế mở Chu Lai đã trở thành khu vực động lực phát triển công nghiệp của tỉnh và là một trong những khu kinh tế thành công nhất của cả nước, thu hút nhiều dự án đầu tư với một số nhà máy quy mô lớn như Công ty CP ô tô Chu Lai - Trường Hải.

Nếu như vào những năm đầu tái lập tỉnh, hầu hết đường sá, cầu cống trên địa bàn tỉnh còn quá xập xệ, nhỏ hẹp với hệ thống đường quốc lộ và các tuyến ĐT chỉ có 32% đường rải nhựa, còn lại là đường đất … không thểđáp ứng nhu cầu thông thương trong thời kỳ mới, thì đến năm 2011 có 100% đã được nhựa hóa, gần 3.400 km đường giao thông nông thôn đã đựơc bêtông hóa, các tuyến đường ven biển, đường nối đường Hồ Chí Minh đến QL1A được đầu tưđảm bảo giao thông thông suốt.

Cùng với việc đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông thông suốt từ quốc lộđến tỉnh lộ, từ trung tâm tỉnh lỵđến tất cả các huyện, thành phố, thì hệ thống đô thị của tỉnh cũng đã tăng cả về số lượng và quy mô. Năm 2011, toàn tỉnh đã có 21 đô thị, trong đó, thành phố Tam Kỳ và Hội An đã đạt các tiêu chí đô thị loại 3 với nhiều công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và dân sinh được đầu tư.

Kết cấu hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai đã được đầu tư tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Đặc biệt, đã từng bước khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay, cảng biển phục vụ các hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu trên địa bàn. KCN Điện Nam – Điện Ngọc và các KCN, các CCN khác cũng được đầu tư mở rộng.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch Quảng Nam cũng đã có bước phát triển đột phá. Từ chỉ có 13 khách sạn với 500 phòng năm 2007, thì đến năm 2011 đã có 108 khách sạn với 3.500 phòng, trong đó có 3 khách sạn 5 sao và 11 khách sạn 4 sao và nhiều cơ sở du lịch khác đủ năng lực để tổ chức các sự kiện khu vực và quốc tế.

Cũng không quên nhắc lại, sau khi tái lập tỉnh 2 năm, tháng 11.1999 Quảng Nam hứng trận lũ lịch sử làm 53 người chết, 3.500 ha ruộng mất trắng, thiệt hại lên đến 29 triệu USD. Việc tái thiết sau lũđược thực hiện nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của đồng bào cả nước và nổ lực của chính quyền tỉnh Quảng Nam.
Trái với sự phát triển ồn ào của Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam lặng lẽ bước những bước chân vững chắc và lâu dài.Sự phát triển trong giai đoạn đó và hiện naymang đậm dấu ấn của người lãnh đạo địa phương này: Ông Nguyễn Xuân Phúc!

Mai Nguyễn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét