Mỗi nghề có cái khó, cái khổ của nó. Ai bảo Công an là sướng, ai bảo Công an là giàu? Thử nghĩ xem, nếu là một người làm bất cứ nghề nào khác thì họ chỉ là người làm thuê trong số giờ quy định, thời gian khác trong ngày họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Còn Công an thì sao ? Hết giờ hành chính lại phải trực đêm, khi không trực, được ở nhà thì có thể bị gọi đến giải quyết việc đột xuất bất cứ lúc nào. Thử hỏi người nhà của cán bộ Công an xem, mỗi tháng cả gia đình họ có thể ngồi ăn cơm cùng nhau được bao lần ? Những ngày Tết đoàn viên, họ ao ước được giống như bao gia đình khác như thế nào ? Đó là chưa kể mỗi lần làm nhiệm vụ là mỗi lần họ lao vào vòng nguy hiểm, ‘‘ đánh bạc’’ với tính mạng của mình.
Nguyên Lân Thắng miệt thị lực lượng công an |
Còn người CSGT nói riêng, họ sướng ở chỗ nào ? Không có phòng , không có bàn để làm việc, không có quạt chứ chả nghĩ đến điều hòa. Họ đứng giữa dòng người qua lại tấp nập, bất chấp mọi thời tiết chỉ để cho dòng xe cộ được lưu thông bình thường và đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông.
Những ngày nắng nóng lên đến 40°C cộng với sức nóng từ mặt đường , người người ùn ùn kéo về cơ quan, công sở thật nhanh với sự trang bị đầy đủ từ mũ nón, khẩu trang, áo dài… để tránh nắng, vậy mà người chiến sĩ CSGT vẫn phải ‘‘ phơi mặt’’ giữa trời, đọ sức bền với cái nóng khủng khiếp ấy. Thử nghĩ xem, nếu không có ai chịu ‘‘hứng nắng, hít bụi’’ thì giao thông sẽ ra sao ? Người đi xuôi, người đi ngược, người xe máy , người ô tô…ai cũng có công có việc, ai cũng muốn phi thẳng, lao nhanh thì dù có 10 làn đường thì giao thông cũng không thể thông suốt. Một khi tai nạn xảy ra mà không được kịp thời giải quyết thì có lẽ giao thông đã bị vô hiệu hóa. Không thể tưởng tượng nổi, nếu một ngày Thủ đô Hà Nội không có CSGT thì việc đi lại sẽ trở nên như thế nào.
Thế nhưng, những chiến sĩ CSGT đã nhận được những gì ngoài thái độ thiếu tôn trọng, cách hành xử không đàng hoàng của người tham gia giao thông mỗi khi họ phạm lỗi và bị CSGT yêu cầu dừng xe ? Không biết tự bao giờ, trong suy nghĩ của nhiều người, cảnh sát giao thông là những người chuyên ăn chặn tiền của người dân, hay bắt bớ người dân một cách quá đáng… nhưng một sự thực mà chúng ta phải thừa nhận là, ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân quá kém. Họ sẽ không phải dừng xe nếu như thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người cùng tham gia giao thông.
Vấn đề không chỉ là lúc bị phạt mà còn là tâm lí sau này. Một khi mất tiền, mất công mất việc vì trậm trễ, họ sẽ có cái nhìn khác về những người thực thi pháp luật, họ không chịu nhận lỗi về mình thậm chí còn thù hằn với lực lượng CSGT. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành động không đúng đắn, thậm chí cấu thành tội phạm của một số tài xế. Mới đây, hành động tài xế lái xe Đoàn Văn Chuyên ( 24 tuổi-Hưng Yên) không chấp hành hiệu lệnh của Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt mà bất chấp nhấn ga, đâm trực diện và kéo lê anh 20m, khiến anh bị chấn thương nặng ở đầu đã khiến cả xã hội giật mình. Nó khiến nhiều người nhận ra những khó khăn, vất vả của người chiến sĩ CSGT, nhận ra những nguy hiểm giữa dòng xe tấp nập mà họ phải đối mặt. Đã không ít người sẻ chia với hoàn cảnh của người thượng úy kia, động viên anh mau chóng bình phục, ngay cả thủ phạm cũng đã ra đầu thú bởi những dằn vặt trong tâm.
Thế nhưng một số người, tôi không biết họ có còn là con người không khi “cười” trên nỗi đau ấy. Chỉ không lâu sau khi báo chí đưa tin, những fb cá nhân Nguyễn Lân Thắng, Thúy Nga…đã đăng những hình ảnh về thượng úy Nguyễn Quốc Đạt với những lời hả hê, vui mừng. Thậm chí, Fb Người Việt Xấu Xí còn yêu cầu “kiểm điểm sĩ quan CSGT này để làm gương” vì trong quá trình làm việc đã làm trọng thương bản thân.
Thật lạ lùng khi người cần chỉ trích (vị quái xế kia) thì họ tuyệt nhiên không hề nói đến, còn người bị nạn, người thực thi và bảo vệ pháp luật thì họ lại chửi bới thậm tệ. Chắc chắn họ không còn là người, họ không còn nhân tính.
Vậy thì đến bao giờ Công an mới sướng?
Dương Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét