Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

NINH HIỆP - NGƯỜI LỚN KHÔNG GƯƠNG MẪU, SAO MONG CON CÁI TRƯỞNG THÀNH?

Nhân chuyện Ninh Hiệp, ngẫm về câu nói của phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại Lễ kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em tối 20/12 tại Hà Nội : “Làm sao mong muốn con, cháu thành người trung thực, hiếu thảo, nhân ái khi những lời nói, việc làm của chính mình lại không được như vậy?”. 

Qủa đúng vậy, truyền thống đạo đức ông cha ta đã đúc kết, cô đọng vèn vẻn trong 5 từ: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trong 5 cái đức mà chúng ta cần phải được giáo dục, tu rèn, hoàn thiện thì đức “Lễ” được đặt ở vị trí thứ 3, trước cả đức “trí” và “tín”. Điều đó, cho chúng ta thấy phần nào tầm quan trọng của cái đức “Lễ” trong 5 thứ đức con người. Khi nói về “Lễ”, hiểu đó là: Lễ nghĩa, lễ tiết tác phong, là cách ứng xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa vợ - chồng, con trẻ với đấng sinh thành, với thầy cô, con người với tổ chức, đoàn thể, với xã hội… Có lẽ, cũng chính vì vậy, trong bất cứ thời kỳ nào, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà xã hội càng phát triển, dưới tác động trái chiều của kinh tế thị trường đang làm cho thực trạng đạo đức, quan hệ ứng xử giữa con người với con người có dấu hiệu ngày càng đi xuống thì việc giáo dục cho con trẻ lễ tiết, đạo đứng, văn hóa ứng xử ngay từ nhỏ lại càng quan trọng trong việc hình thành nhân cách sau này. 

Trẻ em Ninh Hiệp bị người lớn bắt nghỉ học để biểu tình 
Tất nhiên, đó là trách nhiệm của cả xã hội, nhà trường và gia đình, Bởi vậy, mà câu nói của phó thủ tướng đã nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận nhân dân. 


Tuy nhiên, trái ngược với việc người lớn phải là tấm gương, định hình nhân cách cho con trẻ thì vụ việc vừa mới diễn ra ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội ngày 21/12/2015 lại tạo ra những tiền lễ không đáng có, những hình ảnh phản cảm trong cách giáo dục con trẻ. Hơn 1000 cháu nhỏ từ tiểu học, THCS được cho tiền, lôi kéo để cầm cờ Tổ Quốc, Cờ Đảng xuống đường khua cờ, đánh trống, biểu tình gây mất trật tự.tất nhiên, các em phải bỏ học để làm việc đó, thẩm chí một số em đến trường còn bị người lớn ngăn cạn, đe dọa tại cổng.

Khoan thôi bàn chuyện đúng – sai hay cái trung tâm thương mại mới dựng lên có tác động như thế nào tới buôn bán sinh sống của tiểu thương nơi đây mà chúng ta hãy nhìn nhận lại xem việc dùng trẻ em đi biểu tình rồi sẽ ảnh hưởng thế nào tới nhân cách, suy nghĩ của các em khi mà hình ảnh cờ, hoa bấy lâu nay trong mắt các em vốn lại là hình ảnh về buổi tựu trường được gặp thầy cô, bạn bè trong niềm vui hay ngày hội làng, hội đất nước, ấy vậy mà bây giờ lại là để gây rối trật tự, để cưỡng lại một điều mà một số người lớn không muốn. Vậy thì, xin được hỏi trách nhiệm của người lớn đến đâu trong giáo dục con trẻ? Trách nhiệm của nhà trường với học sinh của mình đến đâu? Một xã hội phát triển là một xã hội biết tôn trọng và chăm sóc cho trẻ em, đó là những mầm xanh tương lai của đất nước bởi vậy chúng ta cần phải bảo vệ và tạo ra môi trường lành mạnh nhất cho các vui chơi, học tập. Có thế mới xây dựng được nhân cách tốt đẹp cho trẻ khôn lớn thành người. Lại phải nhắc thêm lần nữa câu nói của Phó Thủ tướng: Làm sao mong muốn con, cháu thành người trung thực, hiếu thảo, nhân ái khi những lời nói, việc làm của chính mình lại không được như vậy?”

Trưởng Bản

0 nhận xét:

Đăng nhận xét