“Không có tiền bốc cám mà ăn” là câu nói nổi tiếng gần đây của một hot girl đình đám ở nước ta. Câu nói đó dẫy lên một hiện tượng đang tồn tại trong nhân dân lối “sống thực dụng”. Nếu trước đây “một người vì mọi người”, “thà chết vinh còn hơn sống nhục” thì hiện nay sự ngược lại đã và đang xuất hiện. Một bộ phận đã đặt lợi ích cá nhân lên trước, chà đạp lên sự hi sinh của bao thế hệ vì đồng tiền, vì miếng cơm, manh áo.
Đó là câu chuyện nói về những nhóm người, những cá nhân thường tụ tập, gây chú ý dư luận trong và ngoài nước, đăng bài xuyên tạc lịch sử, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Bội nhọ danh dự của những nhã lãnh đạo làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền. Đặc biệt chúng còn kích động gây mất sự giao hảo giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Những chiêu thức thể hiện sự chống đối, thách thức đến nhà nước ta. Chúng thường lựa chọn các sự kiện, vụ việc “phù hợp” để “khởi binh”.
Sự phù hợp ở đây không phải phù hợp tình tình hình đất nước cũng như lòng dân. Mà phù hợp với “túi tiền”, “lợi ích” chúng sẽ được hưởng. Đã có người từng nhận xét “Nổi loạn” là một “nghề kiếm cơm” của những kẻ không có việc làm, muốn công việc nhẹ mà kiếm được nhiều tiền, “há miệng chờ sung”. Đúng với câu “nhàn cư vị bất thiện”, không có công ăn việc làm, con người ta sẽ bất chấp cái đúng, cái sai để đạt được mục đích. Quả thực đó là một vấn nạn hiện nay ở một bộ phận nhân dân ta cần được chữa trị, loại trừ tuyệt đối. Như việc chúng thường lợi dụng một số địa điểm nóng tôn giáo để nội loạn như: Nghệ An, Điện Biên, Nam Định,… Chọn những vùng kinh tế nghèo nàn, nhân dân hiểu biết ít để phá rối như: Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Nghệ An, Tây Bắc…. Đặc biệt chúng thường lợi dụng âm mưu bành trướng của Trung Quốc – nước láng giềng không mấy tốt đẹp, để công kích, để khơi dậy sự căm phẫn nhằm kích động sự chống đối trong toàn thể nhân dân, như phản đối đường lưới bò Trung Quốc, phản đối giàn khoan HD981, gần đây nhất là ngày 14/03 phản đối Trung Quốc bành trướng ở biển đông gắn với sự kiện Hải chiến Trường Sa. Từ Nam chí Bắc, chỗ nào “hở” chúng sẽ nhanh chóng bơi vào “xoi”, “mói” để kiếm cơm ngay. Và chỉ có những kẻ vô công rồi nghề mới làm như vậy, mới bán cả lương tâm mình cho “tội ác”.
“Có làm theo lời chúng thì mới được trả nhiều tiền”. Chúng thường chọn những vấn đề nhạy cảm, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm để phá rối, để giật dây. Nếu nhìn bên ngoài, những cá nhân “dám nói nỗi lòng mình” này được tô vẽ rất mỹ miều “lòng yêu nước”, “tinh thần dân tộc”. Những thực tế chúng chỉ mục đích kiếm tiền nuôi thân. Chúng vì tư lợi cá nhân mà phá hoại toàn cục diện đất nước, hưởng ứng theo sự cổ xúy của các thế lực bên ngoài. Như ngày trước một nhân vật đình đám cô sinh viên Phương Uyên gia đình làm nông, cơm không đủ ăn ba bữa, sau một thời gian đi theo “tiếng gọi đồng tiền” đã ngồi máy bay đi du lịch khắp cả nước, mua sắm này nọ cho bản thân và gia đình, hay là cha con Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy cũng vậy,.. Họ tuy có xuất thân khác nhau, gia đình khác nhau, vị trí địa lý khác nhau. Nhưng lại có cùng một điểm lớn giống nhau là đi theo tiếng gọi của “đồng tiền bất chính”.
Bởi vậy mới có chân lý “vật chất quyết định ý thức” như Các Mác và Lên nin đã tổng kết. Nếu không có tiền, không có miếng cơm bỏ vào miệng thì bất chấp tất cả mọi công việc để có tiền, để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Đặc biệt, lợi dụng tính ỷ lại, đua đòi, sự lười nhác, muốn việc nhẹ mà nhiều tiền nên chúng đã lôi kéo, dụ dỗ bộ phận nhân dân này tham gia vào các tổ chức chống đối. Tiêu biểu có “Việt Tân”, “No-u”, “nhân quyền” ,..
Trước thực trạng đó, mỗi người dân cần thức tỉnh lại lương tâm của mình. Đừng để đổng tiền làm cho mờ mắt, đừng bán rẻ nhân cách mẹ cha, tổ tiên trao cho. Đã có biết bao người đi theo các tổ chức chống đối, được ra nước ngoài để rồi cầu cứu, than ngắn thở dài hối hận. Vì khi đã hết giá trị lợi dụng, chúng đạt được mục đích họ sẽ bị vứt đi như phế phẩm, hàng tồn kho không thương tiếc. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy dùng chính sức lực, trí tuệ của mình để tự nuôi sống bản thân và gia đình, làm giàu cho tổ quốc. Có như vậy sau này bạn mới không hối tiếc về việc mình đã làm trong quá khứ.
Hãy nhớ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”!
Công Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét