Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

QUAN ĐIỂM NGÔ NGHÊ CỦA RFA

Có lẽ đang có nhiều rào cản để Mỹ và các nước EU chưa công nhận nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ được tháo gỡ sau chuyến viếng thăm của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ.


Hiện nay đã có hơn 40 quốc gia đã công nhận nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường đã chứng tỏ được nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển và dần hòa nhập với nền kinh tế thế giới một cách sâu rộng hơn.

Việc Mỹ và EU còn chưa công nhận là do vướng mắc về quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, hay nói cách khác là Mỹ và EU chưa nhận thấy được sự thay đổi của nền kinh tế và pháp luật Việt Nam trong những năm qua.

Tuy nhiên trong bài viết trên RFA với tiêu đề “kinh tế thị trường và sứ mạng của Tổng bí thư” đã nêu ra những lý do hết sức ngây ngô và mang tính áp đặt theo tư tưởng của các nước phương Tây, cụ thể tập trung vào các ý sau:

- Nền kinh tế thị trường không thể có được là do thành phần kinh tế nhà nước đang nắm vai trò chủ đạo.

- Nền kinh tế thị trường không thể có được là do thể chế chính trị, đây là điều không thể chấp nhận được của nhà đài.

Vậy với hai quan điểm này có một số ý kiến làm sáng tỏ như sau:

Thứ nhất, về chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ thì sứ mạng đặc biệt đó là nhằm hướng tới thiết lập quan hệ ngoại giao một cách sâu sắc hơn giữa hai quốc gia. Ngài tổng thống Mỹ cũng đã nhất trí với việc phát triển quan hệ ngoại giao trên cơ sở niềm tin và sự hợp tác bền vững trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. vậy đâu phải sứ mạng duy nhất của Ngài TBT là mục đích kinh tế, đã hợp tác toàn diện thì trên nhiều lĩnh vực, cho nên quy kết cách làm của TBT như RFA là điều thiển cận.

Thứ hai, về nền kinh tế thị trường thì nhà đài cần lưu ý rằng Việt Nam đang trên con đường phát triển, vì vậy cần phải có lộ trình tiến hành các hoạt động để bổ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hoàn thiện luật pháp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thông thoáng… không thể áp đặt rằng thay đổi thể chế chính trị hay cải tổ chính trị mới có thể có nền kinh tế thị trường như ở Mỹ hay EU. Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường mặc dù còn nhiều “lỗ hổng” chưa được hoàn thiện, vậy chăng việc Mỹ và EU công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho sự phát triển quan hệ của hai nước.

Với thực tế hơn 40 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì chắc chắn thời gian tới các nước khác cũng sẽ công nhận bởi đơn giản lợi ích kinh tế của các nước khi công nhận cho Việt Nam hoàn toàn đạt được và còn làm xích gần quan hệ giữa các nước tới với nhau.

Vì vậy, việc làm của Việt Nam chính là tạo được niềm tin và cơ sở để thúc đẩy cho Mỹ và EU sớm công nhận nền kinh tế thị trường, còn cách làm chắc chắn rằng sẽ không bao giờ từ bỏ nguyện vọng chính trị của nhân dân để đánh đổi được các lợi ích khác.

Hoàng Anh 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét