Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

LÊN ÁN TƯ TƯỞNG BÁ QUYỀN CỦA TQ TRÊN BIỂN ĐÔNG

Tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Biển VN. Việc Quốc hội thông qua Luật Biển là một thông điệp mà VN muốn gửi đến cộng đồng quốc tế. Đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.


Trong thời gian qua, trên biển đông, TQ luôn đẩy mạnh hoạt động kiểm soát thực tế trong phạm vi mà TQ tự đặt ra là “đường lưỡi bò”. Từ đầu năm 2012 đến nay, TQ tiếp tục tạo tranh chấp với Phi-lip-pin. Ngoài ra, TQ đã triển khai giàn khoan nước sâu 3.000 mét CNOOC 981 tại vùng biển phía Đông Bắc biển Đông; triển khai tàu chế biển thủy sản công suất lớn trên biển; hàng chục tàu cá TQ xâm phạm vùng biển của VN tại khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ…. Việc Trung Quốc xây dựng đường băng ở đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Xu Bi cũng như những hành động tăng cường gần đây nhất ở quần đảo Trường Sa, đã trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận về Biển Đông và trên các diễn đàn quốc tế.

Hình ảnh lợi dụng biểu tình chống TQ để chống phá
Những hành động của TQ là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. TQ liên tiếp có những hành động cực kỳ nguy hiểm đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông." Những hành động này khiến cho dư luận thế giới và cộng đồng quốc tế lo ngại và phản đối. Và chúng ta sẽ tiếp tục kiên quyết đấu tranh bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình tại Quần đảo Hoàng Sa và vùng Đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế. Đồng thời kêu sự ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam. 

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương, đường lối đúng đắn, lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phát triển. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn quyết tâm bảo vệ tổ quốc nhưng linh hoạt, tránh những bất lợi cho đất nước.

Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, hợp tác và phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: Không đánh đổi chủ quyền biển đảo thiêng liêng để nhận lấy "một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc": 

Bên cạnh chúng ta củng nên hết sức cảnh giác với thủ đoạn của các lực thù địch lợi luôn lợi dụng vấn đề biển đông để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước VN. Mục đích của chúng chẳng qua cũng chỉ là khuếch trương thanh thế, vì lợi ích cá nhân, kiếm ít chút tiền thông qua chống phá chứ không phải vì “lợi ích của dân tộc ”…như chúng tuyên bố.

Nguyễn Lan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét