Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

HUỲNH PHƯỚC SANG XUYÊN TẠC CHIẾN CÔNG CỦA TIỀN NHÂN

Nhân chuyện Huỳnh Phước Sang bày đặt xét lại lịch sử cha ông, bảo rằng cha ông không đóng cọc bịt sắt ở Bạch Đằng để đánh giặc mà chỉ là hư cấu, mình bất đắc dĩ phải nói qua một chút về vấn đề này. 

Huỳnh Phước Sang xuyên tạc lịch sử cha ông

Đóng cọc! Sông Bạch Đằng, tên nôm là sông Rừng, gọi như vậy vì 2 bên bờ cây cối um tùm, sông này nằm trong hệ thống sông Hồng - Thái Bình, đặc điểm của các hệ thống sông Miền Bắc là mùa lũ thì chảy xiết, mùa cạn thì trơ trọi lòng sông, Sông Hồng là một ví dụ điển hình duy chỉ có Bạch Đằng là thuyền lớn dễ vào, mà lại đi được cả 2 mùa khô lẫn mưa, lại gần Trung Quốc nên dễ cho Thủy Quân vào bằng đường biển. Đó là lý do mà mấy lần vào nước ta, thủy quân giặc thường theo đường đó.

Cũng do nối với hệ thống sông Hồng- Thái Bình, nên đó là con đường rất ngắn để đưa thủy quân xâm nhập và lan tỏa lực lượng ra toàn Đại Việt, lúc đó mới chỉ có lãnh thổ trọng yếu và kinh đô bên bờ sông Hồng. Mình nói ra điều này, để khỏi có thằng ngu nào hỏi rằng bị lừa mấy lần sao vẫn đi một đường đó!

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có dẫn lại lời Ngô Quyền, sử đó là do Ngô Sĩ Liên chép lại, việc Ngô Quyền đóng cọc đó, được mô tả trong "Tân Ngũ Đại Sử- Nam Hán thế gia" của một sử gia thời Nam Tống Trung Quốc, các nhà sử học Việt tham khảo ở đó để xác minh lời Ngô Quyền và đưa vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nguyên văn của lời đó là "thiết quyết" tức là cọc sắt. Nhưng sau này cùng với các bằng chứng khảo cổ học, có bằng chứng khảo cổ, có cọc gỗ hiện hữu hẳn hoi, người ta hiểu rằng nó là cọc gỗ, được bịt sắt nhọn.

Tới thời Trần, quân dân nhà Trần đóng cọc, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thì cho cỏ phủ lên để che mắt địch.

Sông Bạch Đằng là sông có thủy triều chênh lệch lớn, hoàn toàn có thể đóng bằng sức người xưa kia. Đoạn sâu thì kết bè, và phải làm thẳng đứng mà là cọc xiên để tăng hiệu quả đâm va và chắc chắn hơn. 

Khi triều rút, lòng sông thu hẹp, hàng trăm chiến thuyền giặc va vào nhau, không có chỗ chạy, vướng hết vào cọc, lại là thuyền lớn không xoay trở được, bị thuyền nhỏ Đại Việt và bộ binh len lỏi vào tấn công, phá vỡ đội hình, lao lên bờ thì hai bên đã phục sẵn quân, cứ xuống là chết. Vũ khí chính của thuyền chiến là bắn đá, mũi húc trở thành vô dụng ở cự ly gần, lại tâm lý bị hoảng loạn, nên thua trận là điều quá dễ hiểu. Sau đó các bãi cọc chính bị hủy đi, để nối lại việc buôn bán với Trung Quốc. Do đó, không có chuyện nghi ngờ việc cha ông ta đã đóng cọc để đánh giặc.

Huỳnh Phước Sang kẻ xét lại lịch sử, bịa đặt, xuyên tạc chiến công đánh giặc của tiền nhân. Chỉ có thằng ngu nào để cho những loài chó lợn dắt mũi bằng những bài cám của chúng.

Phong Linh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét