Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

THÔNG QUA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO - TIẾP TỤC TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN

Thời gian vừa qua, dư luận trong nước đặc biệt quan tâm đến Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Điều này rất dễ hiểu bởi Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nhu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam từ trước đến nay. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình.


Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được thiết kế gồm 12 chương, 11 mục, 71 điều quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo, tổ chức tôn giáo, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Người có tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tự do bày tỏ niềm tin; hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp; tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo. Dự thảo đã thể chế hóa Hiến pháp 2013 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời cũng đã tương thích với luật pháp quốc tế về các quyền này.



Bài viết xuyên tạc của Lê Thiên trên blog Danlambao

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của Nhà nước đối với việc khẳng định, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo nhưng bản thân các tôn giáo luôn chung sống hài hòa, phù hợp với văn hóa dân tộc, không có xung đột, kỳ thị, phân biệt tôn giáo. Điều này là minh chứng sắc nét cho việc đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. 



Điều này hoàn toàn trái với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cáo buộc của các nước phương Tây về việc Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Đặc biệt, gần đây trên một số trang mạng xã hội, nhiều đối tượng cơ hội, có tư tưởng chống đối đã đưa ra những bài viết bóp méo, bịa đặt về giá trị tiến bộ của Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Chúng đưa ra luận điệu xuyên tạc rằng: Dự thảo đã “bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo” hay “âm mưu tiêu diệt tôn giáo”... Từ trước đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là góp phần làm phong phú và đặc sắc hơn nền văn hóa của dân tộc. Hơn nữa bản thân những người có tín ngưỡng và tôn giáo cũng luôn mong muốn nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình tiếp tục được công nhận và bảo vệ bởi pháp luật. Và rõ ràng trên thực tế, Nhà nước Việt Nam đã luôn thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đó. 

Như vậy, việc các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối đưa ra sự xuyên tạc, bịa đặt về Dự luật Tín ngưỡng, Tôn giáo đang nhằm mục đích gây ra sự mâu thuẫn, phân biệt giữa các tôn giáo, sự mất đoàn kết trong nhân dân, tạo sự bất ổn về chính trị-xã hội để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Cũng chính vì điều này mà Dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo cũng đã đưa ra các quy định nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh nhằm phá hoại hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tuyên truyền phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo cũng như sử dụng các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo vào các hoạt động vi phạm pháp luật.

Hoàng Trường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét