Những ngày qua hàng triệu người dân di cư đã ồ ạt đổ vào Châu Âu với mong muốn tìm được sự sống và cũng hàng nghìn người đã chết khi họ đã đánh cược tính mạng của mình bằng việc tìm kiếm sự sống. Khủng hoảng di cư, nhập cư cũng như làn sóng tỵ nạn chưa đến hồi kết này đang đặt các nước Châu Âu luôn trong tình trạng báo động an ninh và lãnh đạo Liên minh Châu Âu cũng như các nước liên quan đang căng hết sức mình để có thể đưa ra những biện pháp tối ưu nhất về làn sóng tỵ nạn này.
Làn sóng tị nan là kết quả của nền dân chủ giả tạocủa Mỹ và các nước Phương Tây
Hàng nghìn những bức ảnh về sự chật vật, tuyệt vọng của người tỵ nạn cố gắng thoát khỏi quê hương để tìm đến vùng đất an toàn đã được cộng đồng mạng ghi lại khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Hình ảnh về các thi thể đã bắt đầu phân hủy của 71 người bị nhét trong một xe thùng trên biên giới Áo – Hung hay hình ảnh những người già , trẻ em bị cảnh sát các nước Châu Âu dùng súng bắn hơi cay đàn áp khi cố gắng để được vượt biên tỵ nạn hay hình ảnh hàng nghìn người giẫm đạp lên nhau để tìm lấy sự sống và cả việc cảnh sát các nước ném thức ăn cho những người tỵ nạn như những loài thú hình ảnh và hơn cả là hình ảnh về cậu bé Syria Aylan Kurdi bị trôi dạt nằm úp sấp trên bãi biển như đang “ngủ say” tại bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi chiếc tàu chở gia đình em bị lật úp và chìm giữa biển. … đã phần nào cho thấy được hậu quả của cái gọi là “khủng hoảng nhân loại” này và cũng phản ánh một cách thực chất về cái gọi là thiên đường của dân chủ, nhân quyền cũng như thực trạng của việc đa nguyên, đa đảng của các nước Trung Đông cũng như các nước Châu Âu mà lâu nay một bộ phận những người tự nhận là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam vẫn đang mơ mộng.
Dẫu biết các nước Châu Âu đều đã có những hành động cũng như cam kết để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất đối với những người di cư, tỵ nạn thế nhưng nếu không giải quyết được vấn đề này từ gốc rễ thì thảm kịch của làn sóng di cư này sẽ còn là nỗi ám ảnh và gây ra hậu quả nghiêm trọng trong một thời gian dài đối với các nước Trung Đông cũng như các nước Châu Âu. Vậy đâu là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến thảm cảnh làn sóng tỵ nạn thời gian qua?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh di cư những ngày qua được cộng đồng thế giới đưa ra như tình trạng nghèo đói kéo dài, tình trạng bạo lực, chiến tranh bùng phát, vi phạm nhân quyền hay hậu quả của các cuộc “cách mạng màu”, mùa xuân Ả rập hay đó là do sự hoành hành của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS”… Thế nhưng đâu là nguyên nhân gốc rễ, đâu là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng nghèo đói, chiến tranh, bạo lực, vi phạm nhân quyền hay các cuộc cách mạng màu cũng như hành động tàn ác của IS để người thì hầu như ai cũng biết nhưng họ lại không dám chỉ đích danh đó là những người đứng đầu đất nước Hoa Kỳ cũng như các nước phương Tây.
Xuyên suốt theo chiều dài lịch sử những vụ việc sau để thấy rõ hơn được nguyên nhân gốc rễ của thảm cảnh di cư và tỵ nạn ở các nước Đông Âu thời gian qua.
Năm 1991, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị sụp đổ thì Mỹ và các nước đồng minh đã “lừa” cho quân Iraq đưa quân chiếm Kuwait thì họ đã mở chiến dịch quân sự để đánh sập cơ bản tiềm lực quốc phòng của Iraq và thảm cảnh của một đất nước có thu nhập trung bình khá trở thành một nước nghèo cũng đã diễn ra. Sau đó không lâu vào năm 1999, Mỹ và NATO lại lấy cớ có thảm họa nhân đạo ở Bosina Herszegovina đã phát động chiến dịch công kích chống Nam Tư khiến nước này chìm trong bom đạn, chia năm sẻ bảy và thảm cảnh bị thụt xuống hàng nước cận nghèo ở Châu Âu.
Năm 2001, Mỹ và các nước đồng minh đã lấy cớ trả đũa vụ khủng bố 11-9 để phát động chiến dịch “tự do bền vững” tìm diệt bộ máy Al Qaeda ở Afghanistan khiến đất nước này vừa ra khỏi chiến tranh chưa lâu thì tiếp tục trải qua cảnh đói nghèo, điêu tàn hơn. Thâm độc hơn khi vào năm 2003, lấy cớ chính quyền Iraq tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học thông qua một gói bột giặt được ném lên bàn họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Mỹ đã phát động chiến dịch lật đổ chính quyền hợp pháp, hợp hiến ở Iraq và treo cổ tổng thống Saddam Hussen làm cho đất nước này đã nghèo đói lại càng nghèo đói hơn.
Và những năm gần đây khi nhận thấy các quốc gia Ả Rập là một bộ phận hết sức quan trọng trong mô hình phát triển kinh tế phương Tây và Mỹ. Các nước này đóng vai trò nhà cung cấp năng lượng chính cho thị trường Mỹ và Châu Âu, điều gì sẽ xảy ra nếu các nước có trữ lượng giàu mỏ khổng lồ như Iran, Syria, Lybia rơi vào sự thống trị tuyệt đối của những thế lực chính trị, chính quyền không thân Mỹ, không chấp nhận đi theo quỹ đạo của Mỹ, như chế độ Gadafi, Assad, Mahmoud Ahmadinejad xa hơn là những Hussein v.v. Và sau những cuộc lật đổ này, Mỹ dù không phải chủ sở hữu các giếng giàu Trung Đông nhưng lại trở thành kẻ kiểm soát, định giá giàu trên cơ sở tỉ giá đồng Đôla có lợi cho nền kinh tế Mỹ và một số nước phương Tây.
Vậy nên điều cốt yếu nhất đối với các nước Đông Âu cũng như Liên minh Châu Âu là họ cần phải nhìn thẳng trực diện và giải quyết vấn đề này từ gốc rễ không để Mỹ cũng như các nước đầu sỏ phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước mình và chọn cho đất nước mình một con đường phù hợp để người dân không phải sống trong sợ hãi và bất an như vậy.
Nhìn ra những gì đang diễn ra trên thế giới để thấy mình thật hạnh phúc và bình an khi được sống trong môi trường độc lập, tự do và hòa bình của đất nước Việt Nam chúng ta. Tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam!
Bồ Công Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét