Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Từ trước đến nay, đồng bào các tôn giáo Việt Nam luôn chung sống hòa hợp, đồng hành cùng dân tộc, hình thành một truyền thống tốt đẹp. “Hộ quốc an dân”, “Nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”… Xác định tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của nhân dân, mà trên hết, nó còn là giá trị xã hội phản chiếu khát vọng của con người hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn, nên ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến bản Hiến pháp mới nhất năm 2013 Đảng, Nhà nước đều hiến định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 10 Hiến pháp 1946 ghi: Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng. Có thể nói, hiến định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngay từ buổi bình minh của nước Việt Nam mới đã thể hiện rõ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một chế độ xã hội tiến bộ. Không những thế, Hiến pháp 1946 còn có ý nghĩa thời đại rất lớn bởi hai năm sau 1948, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền mới nghi nhận quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Tiếp theo đó, Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013 đều hiến định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 khẳng định
"1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật."
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa Hiến pháp năm 1992 và phát triển thêm một số điểm mới. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Điều này, cho thấy chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam đối với tự do tôn giáo, tín ngưỡng, coi đó là một nhu cầu và là một quyền tất yếu của người dân cần phải được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện các quyền đó. Điều, Hiến pháp năm 2013 đã có sự tiến bộ hơn rất nhiều so với các bản Hiến pháp trước đó khi ghi nhận “mọi người” thay cho “công dân” có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, bản chất vấn đề đã có sự thay đổi căn bản, thể hiện chính xác quyền con người đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước thế tục, nghĩa là Nhà nước phi tôn giáo, khẳng định quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc tách biệt giữa Nhà nước với các giáo hội, không can thiệp vào nội bộ của các tôn giáo. Sự thay đổi này hoàn toàn tương thích với Điều 18 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự - Chính trị (ICCPR) quy định về quyền tự do, bình đẳng theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền không bị éo buộc làm tổn hại đến quyền lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, đồng thời nhấn mạnh nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc tôn trọng và đảm bảo hiện thực hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ở Việt Nam, phật giáo là tôn giáo có lực lượng tín đồ, chức sắc đông nhất với hơn 16 triệu người, chưa kể đến hơn một nữa dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo về văn hóa, lối sống, đạo đức, tâm lý … Đối với tôn giáo nói chung và đặc biệt là Phật giáo nói riêng, những người tu hành thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước. Nối tiếp dòng chảy truyền thống gần 2000 năm, phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước tạo điêu kiện thuận lợi để phát triển và hoạt động. Ngay từ khi thành lập giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 7.11.1981, giáo hội đã xác định đường hướng hoạt động là “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. Hơn 30 năm qua, thực hiện đường hướng đó, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cùng với các dân tộc khác thực hiện phương châm đồng hành cùng dân tộc, đóng góp vào sự phát triển chung của dân tộc. Phật giáo đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời, thực hiện cứu khổ độ sinh, thông qua hoằng dương Phật pháp vận động tăng ni, phật tử cả nước sống trong chánh tín, thực hiện đúng chính sách , pháp luật của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ đối với công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ … Đại lễ phật đản LHQ Vesak năm 2008 và năm 2014 được tổ chức với quy mô lớn, thành công tốt đẹp đã để lại dư âm tốt đẹp trong lòng bạn bè thế giới cho thấy sự cởi mở, hữu nghị và tôn trọng các chính sách tôn giáo của Việt Nam. Nếu xét trong dòng chảy của lịch sử, 30 thống nhất phật giáo trong một tổ chức chung thì giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát triển vượt bậc, có thể coi đó là đỉnh cao củar phong trào phát triển Phật giáo Việt Nam. Giáo hội phật giáo có được đóng góp tích cực cho xã hội và sự phát triển như hôm nay cũng là có sự hộ trợ tích cực của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và nhân dân trong việc cổ vũ, đảm bảo quyền tự do hoạt động tôn giáo của giáo hội.
Hiện nay, Việt Nam có gần 40 tổ chức tôn giáo đang hoạt động và mỗi tổ chức tôn giáo khi được Nhà nước công nhân tư cách pháp nhân đều xác định cho mình đường hướng tiến bộ, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật và gắn bó tôn giáo với dân tộc. Như vậy, có thể khẳng định, các chính sách cũng như sự quan tâm, của Nhà nước đối với không chỉ Phật giáo mà tất cả các tôn giáo là rất lớn và luôn luôn nhất quán.
Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người nhấn mạnh “Mỗi người trong khi thực hiện các quyền và tự do cá nhân chỉ phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ.” Khoản 3 Điều Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cũng khẳng định “Quyền tự do biểu thi tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác”. Đạo luật tháng 11.2004 của Cộng hòa Pháp bổ sung các điều khoản của Hiến pháp rằng: “Không cho phép bất cứ ai lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xem bản thân mình không chịu chi phối bởi các quy định chung quản lý các mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với công dân”. Điều 36 Hiến pháp Trung Quốc quy định “Không ai được phép dùng tôn giáo để tham gia các họa động gây rối trật tự xã hội, ảnh hưởng sức khỏe công dân, hay cản trở hệ thống giáo dục Nhà nước”.
Như vậy, theo quan điểm của LHQ và cộng đồng quốc tế, mặc dù là một quyền cơ bản của con người, nhưng tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phả là tuyệt đối, mà là một quyền được giới hạn. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hôi, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Điều 15 ghi rõ “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, công công dân không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Như vậy. việc giới hạn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp Việt Nam không trái với luật nhân quyền quốc tế cũng như pháp luật của nhiều quốc gia.
Cũng giống như ở nhiều quốc gia khác, mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam được tự do hoạt động, nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên và cần thiết, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc, cũng như sự phát triển hài hòa của một con người. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là một hoạt động mang tính xã hội. Thực hiện quản lý hoạt động trên cơ sở pháp luật và đặc điểm của hoạt động tôn giáo, Nhà nước tạo ra các khung pháp lý, để theo đó, người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình, để các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo của mình. Quản lý Nhà nwuocs về hoạt động tôn giáo không có nghĩa là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà chính là sự tôn trọng và đảm bảo bằng pháp luật quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đó là một điều rất tự nhiên và hoàn toàn hợp lý về mặt tự nhiên và hoàn toàn hợp lý cả về phương diện đạo đức lẫn phương diện pháp lý, không chỉ ở Việt Nam, mà còn các nước trên thế giới. Mọi hành động tuyên truyền, kích động, cổ súy nhằm đối lập quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với thực hiện nghĩa vụ công dân, tuyệt đối hóa tự do tín ngưỡng, tôn giáo… đều đi ngược lại những giá trị đạo đức, truyền thống, thuần phong mĩ tục của dân tộc, vi phạm pháp luật của Nhà nwuocs. Rất tiếc, nhiều khi nói đến quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay thường cố tình lãng tránh vấn đề này, chỉ thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với cá nhân, cộng
Có thể nói rằng, nhìn chung cùng với sự phát triển của đất nước, các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được thể chế hóa tốt hơn, phù hợp với điều kiện, bản sắc văn hóa Việt Nam đồng thời, tương đồng với các tiêu chuẩn về quyền đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Hoàng Trường
Hoàng Trường
0 nhận xét:
Đăng nhận xét