Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

VẤN NẠN MANG THAI HỘ Ở ẤN ĐỘ - "PHỤ NỮ KHÔNG PHẢI LÀ CÁI MÁY ĐẺ"

Khi luật cấm kinh doanh đẻ thuê tại Thái Lan chính thức có hiệu lực thì Ấn Độ đã trở thành công “xuởng sản xuất trẻ em” mới của thế giói. Theo luật pháp Ấn Độ, mang thai hộ vì mục đích thương mại là một hoạt động hợp pháp. Với nhiều phụ nữ nghèo tại Ấn Độ, một lần mang thai hộ có thể là cơ hội để đổi đời, để thay đổi vận mệnh của cả gia đình. Để hiện thực hóa giấc mơ có một tương lai tốt dẹp hơn những người phụ nữ nghèo Ấn Độ đã phải trả cái giá thật xót xa, đôi khi bằng cả chính tính mạng của mình.


Ngành công nghiệp đẻ thuê

Kể từ năm 2002, việc mang thai hộ vì mục đích thương mại đã được chính phủ Ấn Độ hợp pháp hóa. Ngay sau đó, ngành công nghiệp đẻ thuê đã đem lại lợi nhuận lên tới 2 tỷ USD/năm cho quốc gia Nam Á này. Hiện có hơn 3.000 phòng khám sản khoa trên khắp Ấn Độ và trong số đó, phần lớn các phòng khám đều có dịch vụ mai mối mang thai hộ. Đặc biệt, thị trấn Anand thuộc bang Gujarat đã được coi là thủ phủ của dịch vụ này. Mỗi năm, có hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn từ các nước Anh, Australia, Mỹ, Canada... đến đây với danh nghĩa đi du lịch nhưng thực chất là tìm thuê phụ nữ bản địa sinh con cho họ. 


Những "cổ máy đẻ" ở Ấn Độ
Câu chuyện về thị trấn 1500 dân thuộc bang Gujarat xa xôi của Ấn Độ này trở nên nổi tiếng khắp thế giới có lẽ bắt đầu từ cái tên của bác sĩ Nayna Patel, 47 tuổi, Giám đốc Phòng khám Akanksha. Hiện ở phòng khám của bác sĩ Nayna Patel có tới gần 50 phụ nữ sẵn sàng nhận hợp đồng cho thuê tử cung và mang thai hộ. Trả lời báo giới, bác sĩ Nanya Patel, người được mệnh danh là “mẹ của ngành công nghiệp đẻ thuê” cho biết, bà đang lên kế hoạch mở một phòng khám lớn, ở đó có thể khám cùng lúc hàng trăm phụ nữ Ấn Độ với nhiều phòng chức năng như phòng nghỉ ngơi, thậm chí là nhà hàng và cửa hàng quà tặng. Bác sĩ Nanya Patel còn tiết lộ rằng, phòng khám của bà được xây dựng từ năm 2004, gần như là phòng khám đầu tiên cung cấp dịch vụ đẻ thuê. Đến nay, bà đã “chuyển giao” hơn 650 trẻ sơ sinh. Bác sĩ Nanya Patel tâm sự: “Ban đầu, công việc khá trôi chảy. Phòng khám của tôi mở gần như đầu tiên nên được nhiều người tin cậy, tìm đến. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm trở lại đây, công việc làm ăn đã gặp nhiều trở ngại hơn trước”. Bác sĩ Nanya Patel cũng cho biết thêm rằng, có tới hơn 1.000 phòng khám cung cấp dịch vụ mang thai hộ, vì thế khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Thậm chí, cái giá dịch vụ mang thai hộ cũng bắt đầu giảm dần theo từng đầu mối và đối với phòng khám của bác sĩ Nanya Patel, mức chi phí trung bình 25.000 USD cho một ca mang thai hộ. Còn đối với phần lớn khách hàng trung lưu thì giá tầm khoảng 12.000-15.000 USD cho một ca. Như thế thi mỗi một phụ nữ Ấn Độ khi mang thai hộ chỉ nhận được từ 5.000 USD đến 6.000 USD mà thôi. Khoản tiền ấy tương đương với mức thu nhập 10 năm của một nông dân bình thường ở Ấn Độ.

Các báo cáo từ Trung tâm nghiên cứu xã hội cho hay, dịch vụ mang thai hộ tại Ấn Độ có thủ tục khá đơn giản. Các cặp vợ chồng vô sinh đăng ký tìm phụ nữ đẻ thuê và những phụ nữ muốn đẻ hộ cũng đến đăng ký, sau đó phòng khám sẽ giúp hai bên ký hợp đồng. Tiếp đến là các thủ thuật về y tế: Tinh trùng và noãn trứng của cặp vợ chồng được bơm vào tử cung người đẻ thuê, sau 15 ngày sẽ biết kết quả. Trường hợp không thụ thai, người đẻ thuê sẻ được trả một số tiền tượng trưng theo hợp đồng. Nếu thụ thai và sinh con thành cồng, người đẻ thuê được 45 USD/tháng để bồi dưỡng sức khỏe và một khoản trọn gói 12.000USD. Tại một khu nhà của 65 phụ nữ mang thai hộ, Payai Patel đang mang thai lần thứ 3 nhưng đây cũng là lần thứ 2 cô không được gặp lại con mình sau khi sinh ra. Lần mang thai hộ trước đó, cô nhận lại được 8.000 USD, đủ để xây nhà và trang trải cuộc sống. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa tích cực thì hoạt động mang thai hộ đã giúp bộ phận phụ nữ nghèo giải quyết khó khán về kinh tế, đồng thời có ý nghĩa nhân đạo và xã hội khi giúp các cặp vợ chồng vô sinh thực hiện ước vọng có con.

Và nhưng hệ lụy

Theo kết quả khảo sát được công bố vào cuối năm ngoái của Trung tâm nghiên cứu xã hội New Delhi thì ngành công nghiệp “đẻ thuê” ở Ấn Độ không phải là một bức tranh màu hồng mà cũng có rất nhiều rủi ro với phụ nữ. Theo đó, nhiều người phụ nữ đẻ thuê không được thanh toán tiền sòng phẳng, không được cung cấp hợp đồng bằng văn bản, một số thậm chí còn phải nạo phá thai bằng nhiều cách không an toàn. Bác sĩ Nayna Patel cho biết, nếu mang thai song sinh, người phụ nữ thường nhận được khoản tiền từ 10.000-12.000 USD nhưng nếu bị hư thai trong 3 tháng đầu thì chỉ được nhận có 600 USD. Tất cả những người phụ nữ tham gia ngành công nghiệp đẻ thuê đều hiểu, biết về những hệ lụy này nhưng họ chấp nhận vì coi đây là một cơ hội để thoát nghèo. Tại các phòng khám của bác sĩ Nayna Patel, mỗi phụ nữ đẻ thuê chỉ được phép đẻ thuê đến lần thứ 2. Bác sĩ Nayna Patel giải thích rằng bà muốn những phụ nữ này còn có cơ hội để đẻ con của chính họ nếu muốn. Nhưng không phải trung tâm nào cũng có chính sách như vậy. Một số tổ chức bảo vệ nữ quyền ở Ấn Độ cho rằng, nhiều phụ nữ nghèo của Ấn Độ đang bị biến thành những “cỗ máy sản xuất em bé” mà không được đảm bảo về sức khỏe và tính mạng khi sự cố xảy ra. Và chính việc thiếu những quy định pháp luật về mang thai hộ đã tạo kẽ hở cho nhiều người nước ngoài lợi dụng dịch vụ mang thai hộ tại Ấn Độ. Chẳng hạn, hồi tháng 5-2012, bà mẹ đẻ thuê Premila Vaghela, 30 tuổi, đã qua đời chỉ vài ngay sau khi sinh con cho một cặp vợ chồng người Mỹ tại một phòng khám ở Gujarat, cảnh sát báo cáo rằng nó là một “cái chết do tai nạn”. Một nghiên cứu gần đây do Chính phủ An Độ tài trợ cho thấy rằng 100 phụ nữ đẻ thuê ở Delhi và Mumbai đều “không cỏ quy tắc cố định” liên quan đến bồi thường và không có bảo hiểm sau khi sinh con. Nghiên cứu này trích dẫn rằng những phụ nữ đẻ thuê được cấy trứng nhiều lần nhằm làm tăng cơ hội thành công. Bà Ranjana Kumari, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội, người đã thực hiện nghiên cứu này nói: “Trong phần lớn những trường hợp kiểu này, những bà mẹ đẻ thuê đang bị trục lợi quá mức”. 

Ngoài ra, về góc độ pháp luật, còn những mối lo ngại khác. Từ hồi tháng 8 năm ngoái, Thái Lan, một trong những quốc gia có ngành đẻ thuê phát triển đã bắt đầu xem xét việc cấm dịch vụ đẻ thuê cho người nước ngoài sau khi Interpol công bố kết quả điều tra về “nhà máy sản xuất trẻ em” của một doanh nhân 24 tuổi người Nhật Bản tên là Mitsutoki Shigeta. “nhà máy” này được đặt trong một khu nhà tập thể ở Bangkok với sự tham gia của 11 phụ nữ Thái Lan. 16 đứa trẻ đã ra đời với sự chăm sóc của 16 cô bảo mẫu. Điều đáng nói nhất là cha của 16 đứa trẻ này là Mitsutoki Shigeta, con trai của một 11 siêu công nghệ thông tin ở Nhật Bản. Mitsutoki Shigeta được xác định đã 41 lần tới Thái Lan trong vòng 4 năm qua và đã đem về Nhật Bản 4 đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ. Mitsutoki Shigeta khẳng định rằng mình muốn có từ 10 đến 15 đứa con mỗi năm và sẽ thực hiện quá trình này liên tục tới khi mình chết, tức là muốn có hàng trăm đứa con. Interpol ban đầu tưởng Mitsutoki Shigeta buôn bán trẻ em hoặc lạm dụng tình dục trẻ em nhưng cuối cùng lại phát hiện ra rằng tên này muốn có nhiều con để giành thêm nhiều quyền thừa kế trong gia đình... Trong khi đó, tại chợ đẻ thuê ở Trung Quốc, cơn sốt đẻ thuê đã bùng nổ khi chính quyền Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con. Và phần lớn các gia đình thuê đẻ ở Trung Quốc đều đặt cao việc lựa chọn giới tính nam cho đứa con sẽ ra đời. Vì thế, người mang thai hộ có thể sẽ phải phá thai trong 50 ngày đầu của tuổi thai nếu bác sĩ xác nhận cái thai mang giới tính nữ. Ước tính, hơn 10.000 đứa trẻ được sinh ra từ các trung tâm đẻ thuê bất hợp pháp tại Trung Quốc mỗi năm. Khách hàng của dịch vụ này thường là những cặp vợ chồng giàu có ở thành phố khát khao có con.

Vẫn biết, nhờ ngành công nghiệp đẻ thuê, rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đã tìm thấy niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là liệu những phụ nữ nghèo có đang bị bóc lột bởi ngành công nghiệp không được kiểm soát này hay không. Với lệnh cấm dịch vụ đẻ thuê cho người nước ngoài sắp ban hành, Chính phủ Ấn Độ đã khẳng định quyết tâm không để quốc gia này là thiên đường đẻ thuê nữa.

Hoàng Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét