Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

MỸ ĐÃ TIẾP TAY CHO THỔ NHĨ KỲ BẮN HẠ CHIẾC SU-24 CỦA NGA NHƯ THẾ NÀO?

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ dám “chọc giận Gấu Nga”?
Ngay sau vụ các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay cường kích Su-24 của Nga, dư luận thế giới đã cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động liều lĩnh, đã mạo hiểm, đã vội vã .v.v… Báo chí nhiều nước đã đưa ra những hình ảnh ví von như “Thổ Nhĩ Kỳ đã chọc giận Gấu Nga”, “Thổ Nhĩ Kỳ đã xỉa rằng hổ”, “Thổ Nhĩ Kỳ như một gã khùng”. Thái độ hoảng sợ của Thổ Nhĩ Kỳ khi vội vã yêu cầu Bộ Chỉ huy NATO đóng tại Brussel mở hội nghị tham vấn khẩn cấp và thái độ từ cứng rắn đén xuống nước của Thổ Nhĩ Kỳ bất giác buộc người ta đặt dấu hỏi: Cái gì đã làm cho Thổ Nhĩ Kỳ đột ngột trở nên liều lĩnh, mạo hiểm như vậy trong khi cả Nga và Thổ chưa hề có những mâu thuẫn về lợi ích chiến lược ? Hệ thống truyền thông Mỹ và phương Tây cũng đưa ra những nhận định khác nhau, hầu hết đều nhằm vào những hậu quả của các vụ ném bom của Không quân Nga ở Syria khi đánh giá động cơ hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiếc Su-24 đã bốc cháy và lao xuống đất sau khi bị trúng tên lửa bắn từ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: AP)
Giả thiết thứ nhất là Thổ Nhĩ Kỳ đã hết sức bất bình khi Nga triệt hạ “con đường tơ lụa” giữa Thổ và IS trong việc Thổ mua dầu lậu của IS với giá rẻ mạt chỉ 18 đến 20 USD/thùng. Nhúng tay vào các vụ buôn lậu bẩn thỉu này chính là Bilar Erdogan, con trai Tổng thống Tayyip Erdogan và thị trưởng thành phố Keran gần bien giới Syria. Tuy nhiên, liệu với việc Nga đang nắm giữ trong tay nguồn cung tới 60% lượng khí đốt mà Thổ Nhĩ Kỳ phải nhập khẩu hàng năm cùng với hơn một nửa số than đá mà Thổ phải nhập từ Nga, liệu Thổ có dám làm một cuộc đánh đổi như vậy không ? Nếu đúng như vậy thì cha con Erdogan quả là có thần kinh không bình thường. Tuy nhiên, Erdogan không phải là con người như vậy.

Giả thiết thứ hai là các cuộc không kích của Nga đã nhằm vào lực lượng người Syria gốc Thổ được Thổ tuyển mộ, trang bị và huấn luyện để dự trù cho một kế hoạch lâu dài. Đó là nhảy vào chia miếng bánh Syria một khi cính quyền của Tổng thống Bashar Al Assad đổ. Quả thật là các cuộc không kích đó đã làm cho lực luwojng này chịu thiệt hại không nhỏ. Nhưng liệu với việc chỉ bắn rơi một chiếc Su-25 trong số gần 70 máy bay chiến đấu của Nga đang không kích Syria, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có chấm dứt được những rận bom của Nga dội xuống lưng “những người anh em của Ankara không” ? Điều đó chắc chắn là không thể.

Giả thiết thứ ba là Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều lần cảnh cáo đã quyết định ra đòn để dằn mặt Nga, ngăn chặn Nga tiếp tục xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Đối chiếu với thực tế 17 giây kể từ khi F-16 được cho là phát hiện ra máy bay Nga cho đến khi tên lửa được phòng đi, giả thiết Thổ Nhĩ Kỳ hành động bảo vệ không phận cũng nhanh chóng sụp đổ.

Khi những giả thiết chỉ nhằm vào động cơ hành động của Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ hoặc không mấy thuyết phục, dư luận bắt đầu lần đến cội nguồn của sự việc.

Máy bay Mỹ đã trợ chiến cho F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến Su-24 của Nga như thế nào?

Trước hết, có nhiều thông tin cho thấy Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc Su-24 của Nga. Không ít chuyên gia phân tích chính trị đã nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể thực hiện một hành động nguy hiểm như bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga mà không có sự tán đồng của Mỹ.

Ngày 26-11-2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva đã cung cấp trước thông tin cho Washington về đường bay của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria. Trong cuộc họp báo chúng với người đồng cấp Pháp Francois Hollande ở Moskva, ông V. V. Putin chỉ rõ: “Phía Mỹ biết rõ địa điểm và thời gian các chuyến bay của chúng tôi, và chúng tôi bị bắn chính xác tại đó và vào thời điểm đó”,

Ngày 27-11, bình luận trên đài truyền hình Press TV của Iran, ông Myles Hoenig, một chuyên gia phân tích chính trị tại bang Maryland (Mỹ) đã phát biểu: “Nếu những lời buộc tội của ông Putin là đúng, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng tác động của chính sách đối ngoại và quân sự của Mỹ là gây thêm bất ổn ở một khu vực đang hỗn loạn và căng thẳng của thế giới”.

Ý kiến này cũng tương đồng với nhận định của chuyên gia chính trị người Pháp Gearoid O’Colmain trong cuộc trao đổi với Hãng truyền thông Nga RT ngày 25-11. Gearoid O’Colmain cho rằng: “Tôi không nghĩ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể hành động như vậy chống lại một siêu cường quân sự như Nga mà không có sự đồng tình của Mỹ. Thật nực cười nếu nghĩ rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hành động một mình. Có thể chắc chắn rằng họ đã tấn công máy bay Nga với sự hậu thuẫn của Mỹ”. Chuyên gia cũng Pháp cho rằng chiến lược dài hạn của Mỹ là sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ “làm công cụ để gây bất ổn cho Nga”.

Tổng thống Putin khẳng định máy bay Nga bị bắn khi đang ở bên trong lãnh thổ Syria khoảng 1 km. Ông cảnh báo về những “hậu quả nghiêm trọng” và gọi vụ việc này là một “nhát dao đâm sau lưng” do những “tòng phạm của khủng bố” thực hiện.

Chuyên gia Myles Hoenig cũng nhấn mạnh: “Nga đã bước chân vào nơi các cường quốc phương Tây cho thấy hoặc không sẵn sàng, hoặc không có khả năng chấm dứt sự khủng bố của IS. Điều này đang thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông, và Mỹ đang đánh mất thế đứng trên thế giới do điều này. Tuy nhiên, việc chuẩn thuận một cuộc tấn công vào máy bay quân sự Nga cho thấy sự tuyệt vọng về phía Mỹ và các đồng minh. Điều đó cực kỳ nguy hiểm khi 2 cường quốc có thể dễ dàng hủy hoại nhau và tất cả các nước khác trên hành tinh”. Theo chuyên gia Mỹ, chính sách của Washington ở Trung Đông “không có tầm nhìn rõ ràng”. Myles Hoenig nêu lên sự nghi vấn của mình: “Mỹ muốn kết liễu IS nhưng dường như đang tránh né khi bàn đến việc truy sát lực lượng này. Họ đang phát động chiến tranh chống IS ? Hay họ đang tài trợ và tiếp tế cho chúng ? Hoặc có phải mục tiêu cao nhất của Mỹ là lật đổ chính phủ Al-Assad, và việc gây tổn hại cho sức mạnh của IS chỉ là thứ yếu ?”.

Myles Hoenig kết luận “Không khó để tin rằng tất cả những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang làm đã nằm trong tầm hiểu biết của Mỹ. Mục tiêu chính của họ là muốn nhìn thấy sự cáo chung của chế độ Al-Assad tương tự như mục tiêu của Mỹ, nhưng đồng thời cũng nhằm ngăn chặn mọi hình thức độc lập của người Kurd”.

Còn cựu Phó tổng tham mưu trưởng các lực lượng Không quân Mỹ, Trung tướng Thomas Mclnerney thì bình luận: “

Và không để dư luận phải chờ lâu, người Nga đã có đáp số. Phía Nga, thông qua chuyên gia quân sự Aleksey Leonkov trên tạp chí “Vũ khí của quốc gia” đã hé lộ những thông tin tình báo vệ tinh và radar do Nga thu thập được cho thấy vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga không phải là không có sự tham gia của quân đội Mỹ. Ông cho biết, phía Nga đã có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy trước thời điểm sang ngày 24 tháng 11, tại căn cứ không quân Preveza ở Hy Lạp một chiếc máy bay trinh sát cảnh báo sớm và tác chiến điện tử Boeing E-3 Sentry của Mỹ đã cất cánh. Chiếc E-3 Sentry thứ hai cất cánh từ căn cứ không quân Riyad tại Arabia Saudi.

Cả hai máy bay cùng thực hiện một nhiệm vụ chung; đó là xác định vị trí chính xác của máy bay Su-24 của không quân Nga. Điều này không khó bởi với hai máy bay trinh sát được trang bị radar nhận dạng phòng không thụ động theo kiểu tầm phương, chúng dễ dàng dùng phương pháp giao hội sóng để xác định vị trí của chiếc Su-24 mà không cần phát sóng radar tích cực. Sau khi xác định vị trí chính xác chiếc Su-24 của Nga đang bay gần đường biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, hai chiếc E-3 đã chuyển giao các dữ liệu cụ thể về máy bay Su-24M2 cho cặp máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ căn cứ không quân Diyarbakir ra phục kích sẵn ở gần biên giới. Đây chính là hai máy bay đã là bắn thẳng tên lửa “không đối không” Sidewinder vào đuôi máy bay Nga từ khoảng cách 4-6 km.

Và không cần người Mỹ phải thanh minh, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định rằng từ nay trở đi, tất cả các phi vụ máy bay tấn công ở Syria sẽ chỉ được thực hiện với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu. Theo các chuyên gia quân sự Nga, vụ tấn công như đối với chiếc Su-24M2 nói trên chỉ có thể ngăn chặn được nếu như có cặp máy bay tiêm kích Su-30SM với hệ thống chống tác chiến điện tử “Khibina-U” bay yểm trợ. Bản thân Su-24 của được trang bị hệ thống chống tác chiến điện tử “Khibina-U” nhưng với chỉ một hệ thống thì nó không thể ngăn chặn được cùng lúc hai radar hiện đại trên chiếc E-3A. Theo một mệnh lệnh từ Bộ Quốc phòng Nga, bất cứ mọi mục tiêu gây nguy hiểm cho máy bay của Nga sẽ bị tiêu diệt. Đồng thời, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 được triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Phía Nga cũng không loại trừ sử dụng vũ khí mới là vũ khí điện từ (EMI) để chống máy bay tác chiến điện tử của Mỹ hoặc bất kỳ một nước nào khác. Ra đời từ năm 2001, Nga đã giới thiệu mô hình hoạt động của hệ thống EMI tại triển lãm ở Malaysia. Ở khoảng cách 12 đến 14 km xung điện từ của hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các thiết bị điện tử của máy bay và bất cứ cấu kiện điện tử nào, kể cả những thiết bị đảm bảo cho động cơ máy bay chiến đấu hiện đại hoạt động. Còn ở khoảng cách 40 km, nó có thể gây nhiễu nghiêm trọng cho hệ thống định vị vệ tinh.

Hoàng Minh


0 nhận xét:

Đăng nhận xét