Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

MẠO DANH THÀNH LẬP TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ ĐỐI LẬP Ở VIỆT NAM

Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Như vậy, Hiến pháp Việt Nam thừa nhận sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, không thừa nhận sự lãnh đạo của bất kỳ tổ chức chính trị nào khác nhằm công khai tranh giành quyền lãnh đạo đất nước. Đó là thể hiện tâm tư, ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng đất nước của dân, do dân, vì dân. Mọi hoạt động vi phạm điều này đều đi ngược lại lợi ích dân tộc, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Do đó, xét về phương diện pháp lý thì ở Việt Nam hiện nay không có tổ chức chính trị đối lập tồn tại. 


Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán sự lãnh đạo tuyệt đối với Nhà nước và xã hội

Thời gian qua, trước tình hình diễn biến phức tạp về chính trị ờ các nước Bắc Phi và Trung Âu, các đối tượng phản động trong và ngoài nước đã có hình thái lợi dụng mới chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng khuấy động luận điệu “dân chủ, nhân quyền”, công khai đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng việc Nhà nước ta lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trong thời gian vừa qua để xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số văn bản pháp luật, chúng đã công khai hóa tổ chức ở trong nước, tự xưng là “tổ chức chính trị” đối trọng với Đảng Cộng sản để lãnh đạo nhân dân “thoát khỏi chế độ độc tài”. Chúng sử dụng mọi hình thức thông tin để lôi kéo quần chúng thiếu hiểu biết tham gia kêu gọi sự ủng hộ từ các nước phương Tây để âm mưu tạo nên sự xáo động chính trị giống như ở Tusnia, Syria, Gruzia, Ucraina, Kyrgyzstan... Các tổ chức phản động lưu vong thì ráo riết đưa người về nước hoạt động hoặc tích cực phát triển lực lượng ngay trong nước bằng nhiều hình thức và từ nhiều hướng. Các đối tượng cơ hội chính trị, các đối tượng phản động trong dân tộc, tôn giáo cũng công khai hóa sự chống đối, lợi dụng những sự kiện chính trị phức tạp trong nước để kích động quần chúng lạc hậu biểu tình gây rối an ninh, trật tự. 

Thời gian gần đây các tổ chức phản động này chuyển hướng công khai hóa hoạt động dưới cái gọi là “tổ chức chính trị đối lập” để lôi kéo nhân dân lan truyền luận điệu “dân chủ”, “xóa bỏ độc tài” kiểu lập luận phương Tây. Điều đáng lo ngại là một số đối tượng phản động tự xưng là “tổ chức chính trị đối lập” hiện nay đã được sự hậu thuẫn, ủng hộ từ các thế lực thù địch và một số chính giới các nước, đó là hoạt động theo hình thức “bất bạo động” với chiêu bài “giá trị tự do, dân chủ” của Mỹ và phương Tây. Đây là sự điều chỉnh thủ đoạn của các tổ chức phản động rất nguy hiểm đòi hỏi phải được nhận diện. 

Có thể hiểu “tổ chức chính trị” là tổ chức của một tập hợp người hay của một tầng lớp, giai cấp hoạt động theo một hệ tư tường, một đường lối, nguyên tắc chung nhằm đạt được quyền lực chính trị nhất định ở một quốc gia hoặc để duỵ trì, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay dân tộc đó. Trong đời sống chính trị thế giới, ờ các nước dân chủ tư sản thường tồn tại các tổ chức, lực lượng hay phong trào chính trị đối lập. Đó là những tổ chức, đảng phái hoạt động với tư cách đối lập với đảng cầm quyền, nhưng các tổ chức đó đều có chung một mục tiêu là bảo vệ, củng cố chế độ nhà nước tư bản chủ nghĩa hoặc là tổ chức không có khả năng đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Nói cách khác, các “tổ chức chính trị đối lập” này tồn tại hợp pháp để tranh giành quyền lực nhà nước cho một nhóm người có cùng mục đích. Qua nghiên cứu cho thấy, một tổ chức được gọi là “tổ chức chính trị đối lập” khi có các đặc trưng sau: 

Một là, tổ chức đó phải được hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Một tổ chức được coi là chính trị đối lập phải là một tổ chức chính trị được luật pháp thừa nhận. Luật pháp đó đã ghi nhận cho phép tồn tại các tổ chức chính trị khác nhau, cùng nhau “cạnh tranh công khai” theo pháp luật. Nói cách khác, các tổ chức chính trị đó đối trọng lẫn nhau, chế ước lẫn nhau để giành quyền lãnh đạo. 

Hai là, tổ chức đó phải là một tổ chức công khai hóa hoạt động đối với nhân dân. Đây cũng là yếu tố khác với các tổ chức phản động, đã gọi là một tổ chức chính trị, đối trọng với tổ chức chính trị đang cầm quyền để tranh giành sự lãnh đạo đất nước thì phải là một tổ chức công khai hóa trên “diễn đàn chính trị”, công khai chiến lược hành động để xây dựng đất nước. Việc công khai này xuất phát từ nhu cầu tự thân của tổ chức chính trị đối lập là phải có danh nghĩa công khai để cạnh tranh vai trò lãnh đạo với đảng cầm quyền. 

Ba là, tổ chức đó phải có khả năng thu hút và có tác động ảnh hưởng được một lượng lớn quần chúng nhân dân trong xã hội. Điều này cho thấy, tổ chức đó phải có khả năng thực tế để triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách đến đời sống nhân dân. Nói cách khác tổ chức đó phải có quyền lực để đảm bảo những quyền lợi nhất định cho nhân dân.
(Còn tiếp)

Hải Trang


0 nhận xét:

Đăng nhận xét