Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

XUNG QUANH VIỆC TRANH CÃI BÃI BỎ ÁN TỬ HÌNH

Thời gian gần đây, lợi dụng nhiều diễn đàn khác nhau, một số nước và tổ chức quốc tế thường xuyên phê phán, yêu cầu Việt Nam cần phải xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, ở trong nước, cũng có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc duy trì hay xóa bỏ án tử hình và đặt câu hỏi về việc duy trì hình phạt này có vi phạm nguyên tắc nhân đạo và các chuẩn mực quốc tế hay không?

Cần áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với một số tội gây nguy hiểm lớn cho xã hội

Nghiên cứu lịch sử dân tộc cho thấy, sự tồn tại của hình phạt tử hình ở Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ đất nước từ thời phong kiến và yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong nhiều thập kỷ qua, hình phạt tử hình đã có tác dụng nhất định trong việc trừng trị những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật việc áp dụng đúng đắn hình phạt tử hình được dư luận quần chúng đồng tình ủng hộ.

Năm 1985, Bộ luật Hình sự đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã xác lập 6 hình phạt chính, trong đó có tử hình và 7 hình phạt bổ sung; quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình đối với 29 tội danh thuộc 7/12 nhóm tội phạm. Tính trên tổng số các tội danh được quy định tại phần các tội phạm của BLHS thì có 29/195 tội danh quy định hình phạt tử hình, chiếm tỷ lệ 14,8796%. Trong quá trình thi hành, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần (vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997), trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt tử hình đối vớỉ một số tội danh nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn này. Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung thì số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình tăng từ 29 lên 44 trong tổng số 218 tội danh, chiếm tỷ lệ khoảng 20,6496%.

Ngày 21-12-1999, Quốc hội Khoá X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực từ 01-07-2000. Trên cơ sở quy định mang tính nguyên tắc, BLHS năm 1999 quy định hình phạt tử hình đối với 29 tội danh thuộc 9/14 nhóm tội phạm. So với BLHS năm 1985 (qua 4 lần sửa đổi, bổ sung) thì số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS năm 1999 đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 29 tội danh. Tuy nhiên, nếu tính trên tổng số các tội danh được quy định tại Phần các tội phạm của BLHS thì chiếm tỷ lệ trên 1196 (29/263 tội danh) thấp hơn so với BLHSnăm 1985(14,8796).

Sau 10 năm thi hành, BLHS năm 1999 đã được Quốc hội Khóa XII sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2009, trong đó có một nội dung sửa đổi hết sức quan trọng là tiếp tục giảm số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình xuống còn 8 tội danh. Như vậy, sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì BLHS hiện hành có 22/272 tội danh có quy định hình phạt tử hình, chiếm tỷ lệ trên 896, giảm khoảng 396 so với BLHS năm 1999; khoảng 6,8796 so với BLHS nám 1985 và 12,6496 so với BLHS năm 1985 (qua 04 lần sửa đổi, bổ sung).

Việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong BLHS Việt Nam đảm bảo tương thích với các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, về mặt lý luận, hình phạt tử hình không trái với nguyên tắc nhân đạo. Tính nhân đạo của pháp luật thể hiện ở sự dung hòa giữa lợi ích của xã hội và người phạm tội. Việc đề cao lợi ích của người phạm tội mà quên đi lợi ích của toàn xã hội không thể coi là nguyên tắc nhân đạo của pháp luật.

Về cơ sở pháp lý, việc duy trì án tử hình không trái pháp luật quốc tế và không vi phạm nhân quyền. Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định: “Không ai có thể phải gánh chịu một hình phạt tàn khốc hoặc làm giảm phẩm giá của con người”. Có ý kiến cho rằng, án tử hình là một hình phạt tàn khốc nhất, vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người. Đây là sự đánh giá mang tính phiến diện, vì Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền không quy định ưong trường hợp cụ thể nào được coi là vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người.

Khoản 2, Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối với những tội nghiêm trọng nhất...”. Như vậy, công ước thừa nhận ở những quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể của mình có thề duy trì hình phạt tử hình đối với những người phạm tội nghiêm trọng nhất. Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết này. Nghị định thứ hai về việc xóa bỏ hình phạt tử hình cũng chỉ mang tính khuyến nghị, không bắt buộc cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Như vậy việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay là cần thiết và không trái pháp luật quốc tế.

Xu hướng giảm tử hình ở Việt Nam

Tử hình là hình phạt tước đi quyền sống, quyền hiến định cơ bản, quan trọng nhất của con người, tước bỏ cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và phục thiện của ngườỉ bị kết án cũng như loại trừ khả năng khắc phục sai lầm có thể xảy ra trên thực tế, vì vậy, cần phải từng bước giảm dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự và trên thực tế. Đây là đòi hỏi cấp thiết của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự gắn với việc bảo đảm các quyền con người theo tinh thần Hiến pháp nám 2013, nhân đạo hóa các biện pháp trừng trị phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và đạo lý của dân tộc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay.

Việc sửa đổi, bổ sung BLHS từ trước đến nay đi theo hướng thu hẹp dần phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, tỷ lệ trên 8% các tội danh trong BLHS hiện hành có quy định hình phạt tử hình vẫn còn khá cao. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, để phấn đấu cho sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, bảo đảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, giữ vững công lý và duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội thì việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong BLHS là cần thiết. Từ thực tiễn lập pháp hình sự và quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong các Nghị quyết nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình và thành hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của BLHS nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình trên cả hai phương diện: Một là, quy định cụ thể và chặt chẽ các điều kiện áp dựng hình phạt tử hình; hai là, giảm bớt số lượng tội danh có quy định hình phạt tử hình.

Việc bỏ hình phạt tử hình nói chung và đối với một số tội phạm cụ thể nói riêng là một vấn đề hết sức hệ trọng mang tính chính trị - pháp lý sâu sắc, do vậy, cần phải xuất phát từ một số tiêu chí cơ bản: Tầm quan trọng và yêu cầu bảo vệ khách thể bị xâm hại; tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như đặc điểm nhân thân của người phạm tội; yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm; khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngoài tử hình; có tính đến xu hướng chung trên thế giới là thu hẹp dần và tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.

Ngọc Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét