Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

GIÁ TRỊ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CỦA PHƯƠNG TÂY - MA TÚY CHO NHÂN DÂN!

Thời gian gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa thì các khái niệm về dân chủ và nhân quyền được xã hội quan tâm và thảo luận rất nhiều. Việt Nam cũng đã có những bước tiến quan trọng trong việc mở rộng dân chủ và đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Nhưng với mục đích chống phá đến cùng nhằm lật đổ chế độ ở Việt Nam nên các tổ chức nhân quyền trá hình và các nước phương Tây vẫn luôn “tố cáo, lên án” Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền, từ đó kích động và hà hơi tiếp sức cho những kẻ phản động, cơ hội chính trị trong nước “đấu tranh” chống lại đất nước mình, lừa gạt lôi kéo những người ấu trĩ, kém nhận thức mà theo đóm ăn tàn ngày đêm than vãn hoặc ăn theo mà nói xấu đất nước quê hương.

Mấy hôm vừa rồi, liên tục nói chuyện với các bạn thanh niên về các khái niệm dân chủ, nhân quyền thực sự và những thủ đoạn tuyên truyền mị dân, những chiêu bài lợi dụng dân chủ nhân quyền để chống Việt Nam của các thế lực phản động thì hôm nay lại thấy đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước đăng bài về vấn đề này (nói vui một chút là ông này cứ như..đi guốc trong bụng mình vậy!!!).

Hôm nay, lại thấy mấy bạn trẻ gốc Thái Nguyên cũng theo đuôi đám Bô Shit tung bài kêu gọi lấy chữ ký ủng hộ Nguyễn Quang A vì cho rằng con người cơ hội, lưu manh chính trị này là người tốt, mạnh mẽ thẳng thắn và có thể làm nên diện mạo mới cho bộ mặt dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Thật đáng buồn cho các bạn đó và cũng phần nào lo lắng vì nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện nay tự nguyện ăn bả độc tuyên truyền. Họ bị nhiễm là vì cái tôi quá lớn, lại bị nhồi sọ bởi những giá trị dân chủ nhân quyền theo kiểu phương Tây mà Quang A là kẻ cổ súy.

Vậy thực chất dân chủ nhân quyền phương Tây là gì? Là ma túy tổng hợp cực mạnh đầu độc, ru ngủ nhân dân họ và gây ảo giác, hoang tưởng ở nhân dân các nước mà họ nhắm đến (những nước vi phạm nhân quyền một cách khủng khiếp như Arab Saudi và Qata nhưng là con bài của phương tây thì họ mặc kệ). 

Họ dùng những khái niệm, những “tiêu chuẩn” này khác để khuyến khích cái tôi cá nhân, cho dân mấy thứ quyền vớ vẩn để họ tưởng mình được tự làm chủ cuộc sống mà thực ra lại bị kiểm soát, chi phối nhiều hơn bằng luật pháp và các phương tiện theo dõi. Họ nhồi nhét thứ lý luận “nhân quyền cao hơn chủ quyền” khiến dân mụ mị lao vào những tranh cãi bất tận về quyền được mang súng, quyền hôn nhân đồng tính, phá thai, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình, quyền của các nhóm yếu thế, thậm chí cả quyền được… cởi truồng này khác mà quên đi những vấn đề lớn hơn của cuộc sống, đó là các vấn đề về mục tiêu phát triển của đất nước, độc lập chủ quyền quốc gia, bản chất của chế độ và cao hơn cả là vấn đề về chiến tranh và hòa bình, và chính những “đấu tranh cho quyền con người” ở các nước họ nhúng vào đã gây ra bao cuộc chiến tránh, xung đột cướp đi quyền cao nhất là quyền được sống trong hòa bình của nhân loại. Nhân dân cứ mải chạy theo những tranh cãi đó mà quên đi những âm mưu tội ác của những kẻ cầm quyền để rồi một ngày nào đó, vài kẻ thái nhân cách điên khùng chỉ cần bấm nút “bùm” một cái hoặc rải virut gây bệnh ào một nhát là cả thế giới sẽ tận thế.

Dân chủ, nhân quyền ở đâu thì cũng phải trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Học thuyết của chủ nghĩa cộng sản hướng tới việc giải phóng con người một cách triệt để, chỉ ra những quy luật phát triển của xã hội giúp con người có nhân sinh quan, thế giới quan biện chứng để có thể đánh giá về con người, xã hội một cách khách quan, sáng suốt mà tự làm chủ bản thân chứ không phải phụ thuộc vào bất cứ thứ “quyền” nào đó được ban cho cả, chỉ đến khi không còn giai cấp, không còn biên giới, không còn người bóc lột người thì khi đó con người mới có quyền tự do hoàn toàn.. Chính bởi vậy mà Lenin đã khẳng định “Dân chủ XHCN dân chủ gấp triệu lần hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử”.

Còn sau đây là trích bài viết của Hoàng Hữu Phước, theo phong cách hiện thực phê phán và chất trào lộng vốn có của ông (đọc toàn bài ở đây: https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/…/vu-khi-nhan-q…/)

“……nói gọn lại thì tác giả bài viết chỉ muốn nói đến Nhân Quyền, và cái Nhân Quyền này có sức tàn phá như vũ khí nguyên tử.

Ngoài ra, Phương Tây không có nghĩa là ở phương Tây hay mang tính địa dư, mà là cụm từ chỉ tất cả các quốc gia tư bản thân Mỹ, nên Phương Tây bao gồm cả Úc và New Zealand.

Đã từ lâu, các nước tư bản thân Mỹ nào muốn chứng tỏ ta đây hùng mạnh như Mỹ thì luôn thể hiện qua hai cách truyền thống vững bền là (a) chõi lại Mỹ trên thương trường, trong văn hóa, và tại vài chính kiến địa chính trị; và (b) cùng Mỹ nhận ra sức mạnh hủy diệt của Nhân Quyền. Vì lẽ đó, Mỹ và các nước này hay sử dụng quả bom nguyên tử có sơn dòng chữ Nhân Quyền để bắn phá thành trì các nước cộng sản như Việt Nam hoặc các nước tư bản thân cộng sản như ở khu vực Nam Mỹ.

Trung Quốc cũng láu cá không kém. Hàng năm khi Mỹ tung ra Báo Cáo Nhân Quyền để đánh giá và cho điểm tất cả các quốc gia về lĩnh vực nhân quyền thì Trung Quốc cũng phát hành Báo Cáo Nhân Quyền đánh giá tình hình nhân quyền chỉ của Mỹ mà tôi trong một bài blog cách nay nhiều năm đã phân tích và ngợi khen Trung Quốc vì trong khi Mỹ viết về tất cả các quốc gia trong một báo cáo dày cộm thì Trung Quốc viết về Mỹ trong một báo cáo dày hơn gấp rưỡi bằng thứ tiếng Anh tuyệt hảo kèm chứng cứ thuyết phục từ chính các cơ quan thông tấn báo chí của Hoa Kỳ. Trong khi đó, dù bị đánh phá bằng vũ khí Nhân Quyền Nguyên Tử chính thức (qua các nghị sĩ Mỹ chống Việt và các tổ chức muốn có tiền chu cấp của chính quyền Mỹ và người Mỹ yêu Việt Nam Cộng Hòa) hay vũ khí Nguyên Tử Nhân Quyền buôn lậu (các nhóm ngoại kiều gốc Việt chống Việt), Việt Nam vẫn tỉnh bơ vì tổ tiên Việt Nam có lưu truyền cho cháu con người Việt lời dạy “đi đêm có ngày gặp ma” và “đừng đùa với lửa” hoặc đại loại như thế.

Trên thực tế, một hai Nguyên Tử Nhân Quyền đã có nổ. Khi nguyên tử nổ, sức tàn phá cực kỳ ghê gớm: nó giết chết con người, mọi sinh vật, mọi vật chất, và mọi môi trường. Tương tự, Nguyên Tử Nhân Quyền nổ thì xô sập một chế độ chính trị và giết luôn đất nước cùng dân tộc của chế độ chính trị ấy. Sạch sành sanh. Y như tại những quốc gia có các cuộc kách mệnh màu.

Trên thực tế, đa số Nguyên Tử Nhân Quyền bị tịt ngòi, nên các quốc gia bị Mỹ tố cáo vi phạm nhân quyền vẫn cứ tồn tại trơ gan cùng tuế nguyệt, thậm chí có kẻ tiếm ngôi Nhật trở thành đế chế kinh tài thứ nhì thế giới, theo bén gót Mỹ và Mỹ càng lúc càng thấy hơi thở nóng hổi gấp rút sát sau mông mình với nguy cơ đầu hàng để mất vị trí siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới.

Trên thực tế, internet cung cấp đầy đủ các cách chế tạo bom nguyên tử nên ai cũng chế được Nguyên Tử Nhân Quyền, hậu quả là:

1- Hàng triệu người di cư ào ạt đổ vào Châu Âu dưới ngọn cờ Nhân Quyền làm cả Châu Âu náo loạn, bây giờ mới tỉnh ngộ đã dại dột ra rả suốt về nhân quyền, nay ra tay chà đạp nhân quyền bằng cách đóng cửa biên giới từng được ngợi ca là khối tự do nhân quyền tuyệt hảo khuôn vàng thước ngọc của nhân loại;

2- Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng hơn một triệu người di cư đang tá túc ở Thổ Nhĩ Kỳ để đe dọa Châu Âu, khiến Châu Âu phải chu cấp nhiều tỷ đồng Euro cho Thổ Nhĩ Kỳ và khởi động xem xét đơn xin gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, trước viễn cảnh Thổ Nhĩ Kỳ “xả cảng” mở tung biên giới cho hàng triệu người ồ ạt tràn vào Châu Âu dẫn đến sự trà trộn đột nhập của hàng vạn chiến binh thánh chiến cảm tử Hồi Giáo tiêu diệt Châu Âu; và

3- Không phải tự nhiên ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dõng dạc tuyên bố xây bức vạn lý trường thành suốt biên giới Mỹ-Mê.

Từ ba thực tế trên, dẫn đến ba tình huống đương nhiên là sẽ sớm trở thành sự thật sau:

1- Phương Tây sẽ không dám sử dụng vũ khí nhân quyền và thậm chí sẽ cấm dân chúng nhất là các dân nhập quốc tịch được phép nói về nhân quyền, không được phép “biểu tình” giương cao ngọn cờ nhân quyền chống chính phủ nước khác để tránh bị chính phủ nước khác ném bom nguyên tử nhân quyền đáp trả.

2- Các kẻ thù của Phương Tây ở vùng Trung Đông, Phi Châu, và Trung Quốc sẽ nghiên cứu phát triển bom nguyên tử nhân quyền thế hệ mới để liên tục tràn ngập bằng tay không để tàn phá tiêu diệt chiếm hữu Phương Tây.

3- Việt Nam, Ấn Độ và Úc phải thận trọng nếu Trung Quốc sử dụng Nguyên Tử Nhân Quyền. Thí dụ như 1 triệu dân Trung Quốc ở Trung Quốc cùng 1 triệu người Trung Quốc ở Campuchia và 500.000 người Trung Quốc ở Lào đồng loạt dắt díu vợ con, tay xách nách mang lủ khủ đồ đạc, hoàn toàn không cầm vũ khí, ồ ạt tràn qua biên giới Việt Nam từ mọi hướng, tiến hành cuộc chiến tranh nhân quyền nguyên tử tiêu diệt Việt Nam bằng cách “hòa bình” buộc Việt Nam phải nuôi ăn, cho ở, vì nếu đuổi xua kiểu Phương Tây đang hành xử với dân tỵ nạn Syria thì Việt Nam sẽ bị kết tội “vi phạm nhân quyền”; còn nếu dùng vũ lực vũ khí thì vừa bị kết tội “diệt chủng”, vừa xài hết sạch kho đạn dược, vừa không còn đất canh tác do phải chôn mấy triệu xác quân thù “xâm lược hòa bình” ấy khiến dân chúng đói khát, kinh tế kiệt quệ, và chế độ tự động diệt vong. Tương tự, các đoàn quân “dân sự” tràn vào Nga, còn tàu thuyền vượt biển công suất mạnh do Trung Quốc cấp cho quân đội giả dạng thường dân tràn ngập bờ biển Úc để “xâm lăng hòa bình” cũng sẽ đẩy Nga và Úc vào tình thế “lãnh thổ Trung Hoa kéo dài từ Cực Bắc đến Cực Nam địa cầu do hàng triệu người ra đi là do “chống Cộng”, “chống Trung Quốc”, “tìm đến thế giới tự do”, “tìm sự sống nơi nhân quyền được ca ngợi vinh danh”.

Hoàng Trường 

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

CHỈ CÓ ĐẢNG MỚI GIỮ ĐƯỢC ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ

Đại hội Đảng lần thứ XII đã thành công tốt đẹp, đáp ứng sự kỳ vọng và niềm tin của nhân dân cả nước. Trước, trong và sau thời gian diễn ra Đại hội, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, vu khống nhằm phá hoại Đại hội XII. Nhưng kết quả Đại hội đã chứng minh rằng không một thế lực nào có thể phá vỡ khối đoàn kết vững chắc trong Đảng, điều đã trở thành truyền thống và được Bác Hồ quan tâm hàng đầu, coi là “con ngươi của mắt minh”.

Sau 8 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội thành công tốt đẹp. Công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu đảm bảo tính dân chủ trong Đảng. So với các kỳ đại hội trước đây, công tác tuyên truyền về Đại hội lần này diễn ra nhanh chóng; các cơ quan Nhà nước của chúng ta đã thực hiện tốt quy chế cung cấp thông tin và quy chế người phát ngôn, kịp thời thông tin một cách chính thống, nhanh nhất những thông tin xung quanh Đại hội đảm bảo cung cấp cho người dân những thông tin chính xác.

RFA đăng bài xuyên tạc về Đại hội 12
Kết quả Đại hội đã chứng minh rằng không một thế lực nào có thể phá vỡ khối đoàn kết vững chắc trong Đảng, điều đã trở thành truyền thống và được Bác Hồ quan tâm hàng đầu, coi là “con ngươi của mắt minh”. Đại hội XII cũng khẳng định khối đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng ngày càng chặt chẽ, có sức mạnh đè bẹp mọi âm mưu chống đối của các thế lực thù địch. Suốt trong những ngày Đại hội, không chỉ trong hội trường mà ở bên ngoài cuộc sống của người dân vẫn bình yên như thường lệ, không có dấu hiệu nào chứng tỏ có sự lộn xộn, mất trật tự như một số người mong đợi. Nhớ lại, trước Đại hội Đảng lần thứ XII, đám phản loạn chế tác ra đủ bệnh phẩm đăng tải trên các diễn đàn danluan, viettan, boxitblog, RFA, RFA, VOA, BBC... Nội dung xoay quanh việc dựng chuyện “phe cánh”, vu khống nhân sự, xuyên tạc quá trình tổ chức Đại hội XII, bôi lem lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Không từ bất kỳ thủ đoạn nào, từ bịa đặt, trí trá, đánh lận con đen tới giả danh cơ quan nhà nước, mạo danh lão thành cách mạng để nhào nặn ra các tài liệu dưới dạng “tâm thư, kiến nghị, kết luận”. Càng gần đến ngày khai mạc Đại hội XII, trên các mạng xã hội, trên sóng phát thanh và rất nhiều báo chí phương Tây, nhiều tiếng nói vu cáo, xuyên tạc về sự mất đoàn kết trong Đảng Cộng sản Việt Nam, tình trạng bất an trong xã hội Việt Nam được tung lên, cứ làm như Việt Nam hiện đang rối ren, nóng bỏng và... quốc tế không biết. Họ trưng trên mạng lời người nọ nói về người kia nhưng hóa ra đó toàn là lời bịa đặt, thậm chí mạng mang tên một vài đồng chí lãnh đạo chủ chốt cũng là mạo danh. Đôi khi họ trưng cả ảnh, nói rằng đây là nhà người A hoặc B, nhưng hóa ra đấy chỉ là nhà trong những trang quảng cáo hoặc Website địa ốc được họ cắt xén rồi lấy lại. Lập lờ, lẫn lộn thật giả, họ đánh lừa được không ít người, có tấm ảnh chỉ chưa đầy 60 giây đã có hàng nghìn người truy cập, phát tán.

Công kích Đại hội XII và kết quả của Đại hội chính là nhằm tấn công vào vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện âm mưu cơ bản, xuyên suốt và lâu dài của các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thực ra, nhiều người, nhiều nước đã biết đến Việt Nam nhưng là biết những điều họ không biết hoặc cố tình không biết. Đó là sự thật tình hình chính trị ở Việt Nam thuộc loại bình yên nhất thế giới, Việt Nam là một trong những điểm đáng sống, đáng du lịch, đáng đầu tư nhất thế giới. Có được điều đó là nhờ đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tinh thần yêu nước, yêu hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Sự ổn định về chính trị không phải chỉ hôm nay mà từ trong truyền thống đã là mục tiêu vươn tới của Bác Hồ và Đảng. Càng về sau này, thông kiện trong lịch sử tưởng như tất nhiên hóa ra vẫn còn những câu hỏi, chẳng hạn như tại sao Đại hội thành lập Đảng lại họp ở Ma Cao mà không phải ở Quảng Châu hay nơi nào khác; tại sao Bác Hồ là người triệu tập hội nghị thành lập Đảng, thực chất sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là từ ý chí của Người nhưng Người không là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng... Trả lời những câu hỏi này và nhiều câu hỏi nữa, người ta đều thống nhất là tất cả mọi sự kiện lịch sử đã diễn ra đều vì Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt lợi ích của dân tộc Việt Nam lên trên hết; trong mọi hoạt động Đảng luôn đặt mục tiêu đoàn kết, ổn định chính trị trong nội bộ lên hàng đầu. Cũng càng về sau này càng rõ, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có khả năng giữ ổn định chính trị cho đất nước, yếu tố quyết định để hòa bình xây dựng, thoát nghèo và phát triển, điều mà các thế lực chính trị khác không bao giờ làm được.

Độc lập tự chủ và ổn định chính trị là ý chí của Đảng ngay từ ngày đầu thành lập. Vì ý chí đó, ngay trong những năm tháng biến động nhất, có điều kiện tạo ra những đảo lộn nhất, Đảng vẫn kiên trì chủ trương độc lập tự chủ và hòa bình, ổn định. Chỉ lấy từ năm 1945 đến nay tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, làm cuộc cách mạng long trời lở đất, lật đổ chính quyền thực dân và bè lũ tay sai, giành độc lập tự do cho Tổ quốc là việc không thể không làm. Nhưng ngay trong những ngày đầy khó khăn để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, Đảng luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết, ổn định. Đoàn kết, ổn định để giảm bớt thù trong giặc ngoài, tiết kiệm máu xương cho đồng bào. Cả nước có 20 triệu người mà phải đương đầu với 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch sẵn sàng gây chiến, kéo dài thời gian chiếm nước ta và hàng vạn quân Nhật, Pháp, Anh mang ý đồ gây hấn để trở lại đô hộ, nếu không khôn khéo để giữ hòa bình, ổn định sẽ tốn bao xương máu? Hòa bình, ổn định đề kéo dài thời gian củng cố lực lượng, chủ động chuẩn bị trước nguy cơ chiến tranh khó tránh khỏi. Vì hòa bình, ổn định, chúng ta sẵn sàng nhường cho bọn phản động 70 ghế trong Quốc hội, mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn Chính phủ, mời rất nhiều người từng hợp tác với giặc tham gia kháng chiến và khi họ 

rời bỏ cách mạng là do ý của họ, không có một sức ép nào, không một người nào bị ngược đãi. Vì hòa bình, ổn định nên có những chiến công lẫy lừng triệt phá sào huyệt, ngăn chặn âm mưu bạo loạn của Việt Nam Quốc dân Đảng của Nha Công an Bắc Việt, tiền thân của Bộ Công an bây giờ và biết bao tấm gương hi sinh thầm lặng khác của các lực lượng vũ trang cách mạng. Vì hòa bình, ổn định Đảng đã tuyên bố tự giải tán, chỉ còn những nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác, điều mà không một Đảng nào ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh để làm. Ngày nay, một vài kẻ từng cao giọng cuộc chiến tranh chống Pháp và cả cuộc chiến tranh chống Mỹ, kể cả cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nữa, khiến cho hàng triệu người hi sinh, thương tật, tan cửa nát nhà có thề tránh được nếu không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước này. Tôi nghĩ rằng đó là nói lấy được, bất chấp lịch sử. Hãy nhớ lại năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã cố gắng đến mức nào để tránh cuộc kháng chiến 9 năm xảy ra, đã phải cố gắng đến mức nào tại chiến trường và trên bàn Hội nghị Gieneve, Hội nghị Paris để có cuộc toàn thắng 30-4- 1975 và rất nhiều việc khác.

Trong 40 năm hòa bình xây dựng và phát triển đất nước cũng vậy. Với chủ trương trước sau như một giữ vững độc lập tự chủ, hòa bình, ổn định trật tự chính trị, Đảng ta đã dẫn dắt nhân dân ta tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, kiên quyết chống thù trong giặc ngoài, vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, đưa đất nước ta đến ngày nay, từ GDP, ngoại tệ dự trữ, xuất nhập khẩu và cuối cùng là đời sống của người dân đều được nâng lên. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, sự phát triển của đất nước ta được như ngày nay, nhân tố quyết định là nhờ sự đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ổn định chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một đất nước không có các vụ khủng bố, không có chiến tranh sắc tộc và tôn giáo, không có ám sát, bắt cóc vì mục đích chính trị, đó là thực tế được chính nước ngoài thừa nhận, không phải ta nói ra. Trước thực tế ấy, liệu có lực lượng nào dám nói rằng họ quản lý xã hội ổn định hơn, làm kinh tế tốt hơn Đảng Cộng sản Việt Nam? Tất nhiên là không và có nói thì nhân dân cũng không tin. Qua nhiều sự kiện đối nội và đối ngoại, nhân dân tin rằng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của mình, mới có thể vẫn giữ được hòa bình, ổn định mà vẫn bảo vệ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, được nhân dân trong nước và toàn thế giới đồng tình ủng hộ.

Nói về Đại hội XII của Đảng ta, báo chí quốc tế cho rằng Đại hội XII có tầm quan trọng rất lớn, góp phần định hình tương lai của đất nước Việt Nam. New York Times dẫn lời ông Frederick Burke, chuyên gia hãng luật Baker McKenzie, cho rằng sự thành công của Đại hội XII là “tín hiệu tích cực” cho thấy quá trình chuyển giao lãnh đạo ở Việt Nam đã diễn ra “suôn sẻ”, “phản ánh sự ổn định chính trị và thượng tôn pháp luật” của đất nước. Tờ USA Today dẫn lời Christian Lewis, chuyên gia phân tích rủi ro chính trị ở Eurasia Group, cho rằng sau Đại hội XII, Việt Nam “sẽ tiếp tục mối quan hệ cân bằng, ổn định với các nước trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ”. Chuyên gia này chỉ ra rằng dưới góc nhìn của các nhà đầu tư, hệ thống chính trị ổn định của Việt Nam là một điểm cộng rất lớn, khi so sánh với các nước trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan. Tờ South China Morning Post (SCMP) ở Hong Kong cho rằng Đại hội XII là một sự kiện “định hình tương lai Việt Nam”, nơi các nhà lãnh đạo được Đại hội lựa chọn sẽ chèo lái con thuyền đất nước vượt qua những thử thách trước mắt và lâu dài. David Brown,đã biến Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 100 USD năm 1986 lên hơn 2.000 USD vào cuối năm 2014. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, với tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,68% trong năm qua...

Sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII, toàn Đảng toàn dân lại bước vào một chặng đường mới phục hưng đất nước. Trong rất nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, chúng ta vững tin vào thắng lợi như tin qua những ngày đông giá, mùa xuân sẽ về. Trong niềm tin ấy có niềm tin vào sự ổn định chính trị, một điểm mạnh của Việt Nam mà nòng cốt, đó là sự nhất trí trong nội bộ cũng như đường lối đoàn kết toàn dân tộc trước sau như một của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Duy Hưng

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

KHI NGHỆ SĨ TỰ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Thời gian qua, câu chuyện nghệ sĩ ứng cử ĐBQH đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Những cái tên như danh hài Vượng râu, "doanh nhân showbiz" Hùng Cửu Long và ca sĩ Mai Khôi đang trở thành tâm điểm của giới nghệ sĩ khi họ muốn lấn sân vào chính trị.

Hùng Cửu Long, Mai Khôi, Vượng Râu ứng cử ĐBQH

Trước tiên, phải khẳng định rằng sự xuất hiện của các nghệ sĩ với vai trò là ứng cử viên ĐBQH đã chứng tỏ dù ở ngành nghề nào thì họ cũng không đứng ngoài cuộc với những vấn đề của đất nước. Nghệ sĩ cũng là nhân dân, họ muốn công hiến cho dân, cho nước là chuyện đáng mừng. Mặt khác, khi họ làm chính trị, những fan của họ cũng quan tâm hơn đến vấn đề này. Nếu như người nghệ sĩ có cái nhìn đúng đắn, những lời nói, hành động liên quan đến vận mệnh đất nước một cách phù hợp thì chẳng phải họ có công lớn trong việc định hướng dư luận sao?

Thế nhưng, một khi người nghệ sĩ không đáp ứng các tiêu chuẩn của một ĐBQH mà vẫn được trở thành người đại diện của nhân dân thì lúc đó câu chuyện không còn bó hẹp trong “làng” giải trí nữa. Họ có thể am hiểu về lĩnh vực nghệ thuật, thế nhưng có ai dám chắc, họ thực sự có thời gian, tâm huyết, am hiểu các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị? Đâu phải tiếp cận được các thông tin về tình hình đất nước, xã hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng, có bằng cấp này nọ thì có thể trở thành ĐBQH. Đâu phải thấy bức xúc về vấn đề này, vấn đề kia thì nghĩ rằng mình có thể giải quyết khi ở một vị trí nào đó. Và nếu các nghệ sĩ muốn làm cho những ĐBQH khác không còn buồn ngủ trong các cuộc họp thì đâu nhất thiết phải trở thành ĐBQH. Hay tất cả chỉ là lí do để họ có thể PR bản thân, đánh bóng tên tuổi?

Ai cũng biết, trái tim người nghệ sĩ rất nhạy cảm. Phàm là người nghệ sĩ, dù trong lĩnh vực nào thì họ cũng có cái tôi rất riêng và đôi khi, để thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân, họ có thể phát ngôn, hành động một cách khác thường. Những “thành tích” của nghệ sĩ hài Vượng râu có lẽ ai cũng đã rõ. Còn cô ca sĩ Mai Khôi thì sao? Những ấn tượng về giọng hát thanh khiết của “Hoa dại” ngày nào giờ đã thay bằng những hình ảnh một Mai Khôi “nổi loạn”, những phát ngôn gây sốc không thể ngờ. Khi mới chỉ 26 tuổi, cô đã lên kế hoạch cho cái chết của mình ở tuổi 50. Và nếu người ta ngại ngùng thì Mai Khôi mạnh dạn “khoe ngực” với lời giải thích “ Ngực là cái rất đẹp của đàn bà mà sao phải che lại”. Liệu truyền thống thủy chung của người phụ nữ Việt Nam có thể chấp nhận quan niệm “Ngày xưa tôi yêu người đàn ông này nhưng thấy những người đàn ông khác thú vị hơn, tôi lại yêu thêm, một lúc có thể yêu 2-3 người” hay “đẻ con…là nghiệp của loài người”…? Liệu người dân có thể chấp nhận một người với những quan điểm lạ lùng như thế vào cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?

Vì thế, nghệ sĩ cứ tự do ứng cử, còn chuyện có trở thành ĐBQH được hay không lại là một chuyện khác. Nhân dân chính là người suy nghĩ, đánh giá để lựa chọn những người họ tin tưởng trở thành người đại diện cho mình. Lấy được lòng tin của nhân dân không dễ nhưng cũng không quá khó nếu những người nghệ sĩ biết dân nghĩ gì, cần gì. Thứ họ cần hoàn toàn không phải là những hình ảnh, phát ngôn nổi loạn trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam và người dân cũng không muốn người đại diện cho mình chỉ biết hát, biết diễn. Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam đồng thời là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, ngoài các chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát hoạt động của Nhà nước Quốc hội còn quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Thế nên, nếu các nghệ sĩ muốn cống hiến sức mình cho dân, cho nước, muốn dấn thân vào chính trị thì hãy nghiêm túc nhìn lại những gì mình đã nói, đã làm, hãy bắt đầu xây dựng hình ảnh, lòng tin trong nhân dân trước khi quá muộn.

Bạch Dương

SÔNG MEKONG VÀ YẾU TỐ TRUNG QUỐC

Những ngày qua, cùng với những diễn biến trên Biển Đông, dư luận trong nước và khu vực đã được lái đến những vấn đề về các gói thầu xây dựng hạ tầng mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã thắng thầu, đồng thời tập trung vào tình trạng khô hạn, nhiễm mặn ở lưu vực sông Mekong được cho rằng bị ảnh hưởng bởi các đập thủy điện trên thượng nguồn của Trung Quốc và Lào.


Điều cần nói ở đây, cũng như mọi vấn đề khác về những thông tin liên quan đến yếu tố nước ngoài là: rất đáng phiền lòng khi hầu hết các phát ngôn, các bài báo ở Việt Nam hiện nay về nước ngoài đều mang tính tự ti dân tộc, hoặc chỉ để so bì, bới móc nhằm đào sâu nhược điểm của Việt Nam hoặc ca ngợi và sùng bái nước ngoài một cách thái quá, làm rối loạn nhận thức của người đọc, tiếp tục củng cố tâm lý nô lệ hèn kém do nghìn năm đô hộ của tàu, trăm năm đô hộ của Tây ăn sâu vào trí não người Việt. Và báo viết bài như vậy cũng bởi một bộ phận dân ta chỉ muốn nghe điều xấu, mà không đọc những thông tin khác.

Các đập thủy điện trên dòng Mekong
Rất nhiều người đã chia sẻ bài báo đăng phát biểu của ông Dương Trung Quốc về việc “kém quản lý nên Trung Quốc thắng hết các gói thầu”, tuy nhiên lại không đặt câu hỏi tại sao các doanh nghiệp Trung Quốc lại làm được như vậy, khi họ đã vượt mặt cả Nhật để thôn tính Mỹ.

Tất nhiên, ông nghị Dương Trung Quốc đã làm phận sự “nói lên tiếng nói” dù ông cũng không có giải pháp nào cả!

Về sự khô hạn, xâm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (và Campuchia) thì các nhà báo và dân ta tha hồ tự nhát mình về “sự khống chế nguồn nước và quả bom nước Trung Quốc”, để rồi mãi về sau mới phát hiện ra nguyên nhân là do ông bạn Thái Lan hút hết nước về các hồ dự trữ!

Về việc phối hợp khắc phục hạn hán, theo yêu càu của Việt Nam – phía Trung Quốc đã tăng gấp đôi lưu lượng xả nước đầu nguồn Mekong từ các con đập, nhưng không biết sau khi chảy qua Lào, Thái Lan, Campuchia với chằng chịt hệ thống trữ nước thì Việt Nam sẽ còn rơi rớt được bao nhiêu?

Và sâu xa hơn, cần biết rằng nguyên nhân chính gây ra tình trạng hạn hán ở vùng Đông Nam Á, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long, chỉ là một phần trong bức tranh biến đổi khí hậu toàn cầu. Hạn hán, lũ lụt, thời tiết cực đoan đang xảy ra khắp nơi trên thế giới. Theo dự báo, phải đến tháng 7/2016 thì tình trạng này mới suy giảm, vấn đề hiện tại là cần phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia để khắc phục phần nào.

Về vấn đề sông Mekong, chúng ta có thể tham khảo ý kiến rất đáng suy ngẫm của facerbooker Nguyễn Đức Thành (trích), không chỉ về việc hạn hán:

“…Tôi rất lo về việc ngập mặn của ĐBSCL, chắc chắn rồi. Vì đó là "Máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam"…

Tuy nhiên, đồng thời với việc ĐBSCL năm nay hạn nặng, ta cũng nghe tin Tây Nguyên và Thái Lan hạn nặng. Lưu ý rằng nước của sông Mekong chủ yếu được lấy từ Tây Nguyên, và có thể cả từ Thái Lan nữa.

…Tây Nguyên, mái nhà của Đông Dương, là một cái mái dốc từ phía VN về bên Lào. Vì thế, nước từ đại ngàn Trường Sơn chủ yếu chảy từ Đông sang Tây, dồn về Mekong. Rồi từ Mekong mới chảy ra biển qua ĐBSCL.

Một lẽ tự nhiên, nước của những con sông dài, vĩ đại như Mekong sẽ được tích tụ trên đường nó đi, chứ không phải chỉ lấy từ đầu nguồn ở dòng Lan Thương bên Trung Quốc. Và như một số nguồn của người hiểu biết đã công bố trên mạng gần đây, lượng nước đóng góp từ lãnh thổ TQ chỉ đâu đó hơn 10% lượng nước của Mekong mà thôi. Như thế, nếu TQ có giữ lại một nửa lượng nước ở bên họ, thì cũng chỉ làm giảm 5% lượng nước ở hạ nguồn. Ngược lại, nếu họ xả thêm một phần như thế, cũng chỉ tăng thêm một lượng tương ứng mà thôi.

Nói điều này để dẫn tới mấy hàm ý:

1. Hạn hán năm nay ở ĐBSCL có thể do ảnh hưởng chu kỳ của khí hậu trong khu vực, hoặc cụ thể là do hạn hán ở Tây Nguyên và Thái Lan. Còn nguyên nhân vì sao Thái Lan và Tây Nguyên khô hạn, là một câu chuyện khác. Có vẻ không nhất thiết liên quan đến ba đập thuỷ điện trên sông Lan Thương ở TQ.

2. Như thế, TQ có nói là xả nước để cứu ĐBSCL cho VN, thì họ không có công to đến thế. Cũng như họ cũng đã ko có tội to lắm trong việc điều tiết nước ở thượng nguồn. Và vì thế, không cần phải phóng đại vai trò của TQ như một tên tội phạm hay một vị ân nhân đối với VN. Cả hai quan niệm dường như đều là cảm tính.

3. Liên quan đến lượng nước từ Tây Nguyên đóng góp cho Mekong giảm dần. Đây mới là câu chuyện đáng kể. Ai làm nông nghiệp ở Tây Nguyên đều biết để có nước tưới cho các trang trại cây công nghiệp bạt ngàn trên cao nguyên đã bị phát quang này, thì các giếng khoan ngày càng phải đào sâu hơn xuống lòng đất. Như vậy, chính chúng ta đã làm cạn nước trên mái nhà, và cái ống máng ở dưới hiên là dòng Mekong đã chẳng còn nước mà hứng. Và khi lưu lượng nước ít dần, áp lực dòng chảy ra biển ở các cửa sông của Cửu Long sẽ yếu dần, và biển sẽ tràn vào như một quy luật vật lý tự nhiên. Ngập mặn và xâm thực diễn ra. Triều cường diễn ra. Chính là chúng ta đã lựa chọn đổi cà phê, hạt điều lấy gạo. Và thiên nhiên chỉ thực hiện vai trò truyền tải luật nhân-quả mà thôi: chúng ta tàn phá Tây Nguyên, cũng đồng nghĩa chúng ta huỷ diệt ĐBSCL.

Tóm lại, đừng vội vã đổ lỗi cho Trung Quốc, cũng đừng vội vã xun xoe với Trung Quốc. Câu chuyện cay đắng ngày xưa còn vang vọng: giặc ngồi sau lưng nhà vua đó. Nhưng thực ra cũng chẳng có giặc nào ngồi sau lưng. Đừng chém con gái khi lỗi diệt vong chính ở mình.

Nguyên Mạnh

GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG ỨNG CỬ CỦA CÁC NHÀ DÂN CHỦ

Trong thời gian qua, trong lúc toàn dân đang chuẩn bị cho công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đại biểu Quốc hội khóa XIV thì một số nhà “dân chủ” như: ông Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh…tự nhiên có những biểu hiện yêu nước “thật không thể tin nổi” phát biểu trước báo chí họ cho rằng những hành động ứng cử góp phần thúc đẩy phát triển tiến đến nền dân chủ thực sự. Liệu những việc làm, hành động của họ có đúng là đóng góp cho phát triển dân chủ đúng nghĩa không?

Có thể thấy, những biểu hiện này hoàn toàn đối lập với những việc làm, thể hiện trước đây mà các nhà “dân chủ” vẫn thường thể hiện. Trước đây họ thường xuyên viết bài bình luận đánh giá, xuyên tạc, bóp méo, che đậy các thông tin các chủ trương, đường lối của Nhà nước mà toàn dân ta luôn ủng hộ. Những bài viết này không mang tính đóng góp thúc đẩy phát triển mà mang ý đồ xấu xa, mục đích thay đổi thể chế chính trị, thành quả cách mạng mà nhà nước, nhân dân ta giành được; đi ngược lại quyền lợi toàn dân; phủ nhận thành quả cách mạnh, lên án những người đã có công đất nước…

Nguyễn Quang A ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14

Bàn về việc tự ứng cử: Trước hết có thể thấy rõ các hoạt động ứng cử cá nhân là những người có năng lực, tài năng với mục đích đóng góp sự phát triển đất nước là điều rất cần thiết.

Mặc dù quyền quyền ứng cử và bầu cử là những quyền công dân căn bản mà bất kỳ quốc gia nào phải công nhận và bảo vệ. Ở VN pháp luật đã có quy định rõ ràng là những công dân tham gia ứng cử phải trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước, có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật. có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước..Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Việc tự ứng cử của những người có tâm, có tài, có trách nhiệm với Đất nước thì cần phải biểu dương, khích lệ và ủng hộ. Nhưng, những người như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh… thì dư luận có quyền đặt câu hỏi lớn: Tại sao họ phải tham gia tự ủng cử và Mục đích của họ vận động để bầu được vào được quốc hội để làm gi?.
Qua theo dõi và nghiên cứu NLC nhận định rằng các nhà tự cho là dân chủ của chúng ta tiến tới sẽ thực hiện một số bước để cố gắng đạt được mục đích của mình như sau:

Bước 1: Tham gia ứng cử, kêu gọi bỏ phiếu ủng hộ tham gia hoạt động Quốc hội nhằm đưa những chính kiến cá nhân nhằm cản trở sự phát triển của đất nước, nếu thành công (điều này rất ít khi xảy ra vì chắc chắc rằng so với tiêu chuẩn và nhận thức của nhân dân sẽ chẳng ai bỏ phiếu cho những người này cả).

Bước 2: Nếu bị loại các “nhà dân chủ” sẽ đồng loạt thể hiện bài “chí phèo vạch mặt ăn vạ” “la làng” rêu rao xuyên tạc, bóp méo sự việc tỷ dụ như: ối làng nước ôi, tôi yêu nước, tôi ứng cử cống hiến đóng góp cho dân chủ, dân tộc; Nhà nước độc đoán ngăn cản, cấm đoán quyền làm chủ nhân dân; kêu gọi không đi bỏ phiếu… vân vân và vân vân.

Sân khấu mạng Internet sẽ là nơi để cho các nhà dân chủ của chúng ta thực hiện các vai diễn quen thuộc. Và chúng ta sẽ chờ xem các “bác” diễn tiếp.

Nguyễn Lan

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

NGHỆ SỸ TỰ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. QUAN TRỌNG LÀ NĂNG LỰC VÀ SỰ PHÙ HỢP.

NGHỆ SỸ TỰ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. QUAN TRỌNG LÀ NĂNG LỰC VÀ SỰ PHÙ HỢP.
Showbiz Việt đang quan tâm tới câu chuyện ghệ sỹ hài Vượng Râu và ca sỹ Mai Khôi ứng cử vào đại biểu Quốc hội, việc người nghệ sỹ ứng cử vào Quốc hội là quyền công dân của mỗi người. Nhưng có được lựa chọn hay không tùy thuộc vào công chúng – những người cử tri sáng suốt.
Nghị sĩ khác nghệ sĩ!
Dư luận quan tâm tới câu chuyện liên quan đến nghệ sỹ hài Vượng Râu và ca sỹ Đỗ Nguyễn Mai Khôi ứng cử vào đại biểu Quốc hội.
Trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Không thể thiếu những nghệ sỹ lừng danh từ bỏ con đường nghệ thuật, để dấn tân vào con đường chính trị. Đầu tiên phải kể đến ngôi sao phim hành động, tên tuổi của ông gắn liền với những siêu phẩm như loạt phim: Kẻ hủy diệt, Arnold Schwarzenegger Ông là Thống đốc bang California từ năm 2003- 2011. Môi trường của nghị sỹ và nghệ sỹ rất khác nhau. Kể cả ở showbiz Mỹ, khi đã trở thành “Ông nghị” bạn phải xây dựng một hình ảnh đẹp, không scandal. Để tạo nên sức ảnh hưởng đẹp đẻ của bạn trong mắt công chúng.
Đạo diễn, diễn viên gạo cội đoạt được giải Oscar Clint East Wood gắn bó với điện ảnh ngót nghét đã 60 năm nhưng ông cũng có thời gian ngắn làm chính trị khi được bầu trở thành Thị trưởng TP Camel, bang California năm 1966.
Tại Việt Nam, khoản 1 điều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.” .
Các tiêu chuẩn này quy đinh chi tiết tại điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau: “1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. 4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. 5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”.
Ở trường hợp của Mai Khôi và Vượng Râu, công chúng bất ngờ, thậm chí truyền thông có tiếng nói không ủng hộ khi họ có mong muốn dấn thân vào chốn nghị trường có những lí do có thể nhìn thấy ngay.
Trước tiên là nghệ sĩ Vượng râu, chàng nghệ sĩ được báo chí nhắc đến với biệt danh “nổ” với những phát ngôn. Ở đất Bắc này tên Vượng “râu” không đứng thứ nhất hẳn nhiên không phải là thứ hai, với scandal phát ngôn lần này Vượng không chỉ khiến đồng nghiệp “quay lưng” mà công chúng mất đi thiện cảm vì thiếu sự khiêm tốn của một nghệ sĩ còn trẻ và chưa có đóng góp đáng kể cho nghệ thuật.
Một lần ca sĩ trẻ Vũ Duy Khánh lên báo tố Vượng râu trong vai trò của một ông bầu, đã khiến chàng ca sĩ này bị “ăn đất” của fan ở Thái Bình vì “ treo biển quảng cáo có nhiều sao” nhưng khi biểu diễn, chỉ có Vượng râu và ca sĩ Vũ Duy Khánh cùng với một số nghệ sĩ trẻ mới vào nghề không có tên tuổi.
Còn ca sĩ Mai Khôi, được truyền thông nhắc tới với những scandal gây sốc như chụp ảnh khỏa thân, phong cách nỗi loạn trước đám đông, từ phát ngôn đến hình ảnh. “ Ngày xưa tôi yêu người đàn ông này nhưng thấy những người đàn ông khác thú vị hơn, tôi lại yêu thêm, một lúc có thể yêu 2-3 người”.
Còn về chuyện ăn mặc do chọn những bộ đồ kiệm vãi tối đa, ca sĩ Mai Khôi đã để công chúng phàn nàn về sự phản cảm. Mai Khôi đã phân trần: “Nếu mình cảm thấy xấu cái gì thì mình che cái đó, còn nếu đẹp thì có quyền khoe ra. Tôi vẩn nhấn mạnh là mình cảm thấy nha. Còn chuyện “ khoe ngực “ đó quá xưa rồi, tôi không thích nhắc đến nữa những tôi vẩn giữ quan điểm đó. Ngực là cái rất đẹp của đàn bà sao mà phải che lại. Người nước ngoài họ phải mặc áo để giữ nó lại nếu không nó sẽ bị sệ xuống, còn người châu Á mình tôi nghĩ nó không cần thiết.
Quyền lực chọn thuộc về công chúng!
Mới đây có thông tin nghệ sĩ nhân dân Kim Tiến được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. Nhiều lời chúc mừng tới nghệ sĩ với mong muốn bà sẽ là một hình ảnh đẹp của nghệ sĩ chốn nghị trường.
Tại sao công chúng không lắc đầu trước nghệ sĩ Kim Tiến? Bởi vì trong hoạt động nghề nghiệp, Kim Tiến luôn gây một hình ảnh đẹp, có uy tín với công chúng và giới chuyên môn, đến những phát ngôn. Điều ấy ở bà rất đáng trọng?
NSƯT Minh Ánh cũng cho biết chị đang làm hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội. Chị được trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội – nơi chị đang công tác - đề cử là đại biểu quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021. Chị là một trong số 87 ứng cử viên TP Hà Nội. Về lý do ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân, Minh Ánh nói “ tôi muốn thay mặt người dân Hà Nội góp thêm tiếng nói cho ngành giáo dục và ngành văn hóa” . NSUT Minh Ánh nhận định, đó không phải là một hiện tượng để dư luận phải bàn tán, nhìn ở một khía cạnh nào đó thì đây được xem là một dấu hiệu đáng mừng vì nó thể hiện quyền công dân và việc bầu cử quốc hội lần này được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là giới nghệ sĩ.
Không ai có quyền tước đi quyền công dân của nghệ sĩ khi họ “ tự ứng cử” đại biểu quốc hội. Nhưng công chúng có quyền lo ngại, có quyền lắc đầu, có quyền phản đối nếu như người nghệ sĩ từng có quá khứ nổi loạn hoặc gây quá nhiều scandal thiếu thiện cảm với công chúng.
Việc văn nghệ sĩ tự ứng cử vào quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội cho rằng, điều này chứng tỏ các văn nghệ sĩ rất yêu quốc hội. Tuy nhiên văn nghệ sĩ ứng cử không chỉ có hát hay mà phải có năng lực, có thể tham gia xây dựng các dự án luật, giám sát việc thực hiện liên quan đến trọng trách của mình, quyết định các vấn đề quan trong của đất nước. “nếu mà đại biểu quốc hội chỉ biết hát không thôi thì rất khó”...ông Phúc nói.
Vì thế, câu chuyện của Mai Khôi, hay Vượng râu tự ứng cử vào đại biểu quốc hội là việc làm có trách nhiệm, có mục đích tốt đẹp hay không, chưa bàn tới ở đây. Điều đáng nói là để dấn thân vào chính trị, để nói lên tiếng nói của lòng dân, nghệ sĩ hãy giữ một hình ảnh chuẩn mực, trong sáng, tài năng được khẳng định trong môi trường sống của mình trước Đảng, bởi trong có ấm, ngoài mới êm.
Thùy Anna.

BÀI HỌC VỀ KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Sau gần 30 năm tìm đường cứu nước, hoạt dộng cách mạng ở nước ngoài, mùa xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyền Ái Quốc trở về Tổ quốc mang theo những nhận định mói về tình hình thế giới và đề ra sách lược cho cách mạng Việt Nam. Từ đây, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam tiến đến cao trào, mở đường đi tới những thắng lợi huy hoàng của dân tộc. Đã 75 nãm kể từ ngày Bác về Pác Bó, Cao Bằng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, những bài học từ sự kiện này vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc dổi mới và hội nhập của đất nước ta hôm nay trong một thế giới đầy biến động.

Học tập Hồ Chí Minh bài học về kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt của mình, từ năm 1938, Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước những bước ngoặt của tình thế đã được Người dự đoán. Sau nhiều gian truân, ngày 28-1-1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về tới biên giới Việt - Trung thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Bên cột mốc biên giới 108, Người đứng lặng hồi lâu xúc động.

Với kinh nghiệm hoạt động quốc tế lâu năm, luôn theo dõi sát những diễn biến của tình hình, Nguyễn Ái Quốc có những nhận định quan trọng về tình hình thế giới cũng như đề ra những quyết sách cho cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai đang lan rộng, cả nhân loại lúc đó đang phải dồn mọi sức lực đề chống lại họa phát xít đang đốt lửa chiến tranh lan rộng toàn cầu.

Đầu năm 1941, tình hình thế giới không mấy lạc quan, phe phát xít đang thắng thế, các lực lượng tiến bộ đang ở thế bất lợi song Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: "Lực lượng tiến bộ sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát xít và khi các kẻ thù lao vào cuộc chiến tranh sẽ tạo những cơ hội quý báu cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam."

Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh của toàn nhân loại chống chủ nghĩa phát xít. Người tìm cách đặt mối liên hệ với lực lượng Đồng minh để cách mạng Việt Nam có cơ hội nhận được những sự giúp đỡ trực tiếp bằng vật chất cho cuộc kháng Nhật cứu nước. Nhưng điều quan trọng hơn sau những hoạt động không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chi Minh trong giai đoạn gấp rút này là tạo ra những tiền đề cho việc xác lập vị thế của nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế sau này. Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã thiết lập được những mối quan hệ với các lực lượng chống Nhật ở Trùng Khánh, với các cơ quan quân sự và tình báo Mỹ ở Côn Minh. Người đã làm cho người Mỹ hiểu hơn về Việt Minh và cuộc chiến đấu giành độc lập của người Việt Nam. Mặc dù các nguồn tin từ cả phía Pháp và Trung Quốc xác nhận rằng Hồ Chí Minh là người chống Pháp và là Cộng sản nhưng người Mỹ bắt đầu coi Việt Minh như một lực lượng đồng minh chống Nhật tích cực mà họ có thể phối hợp ở Đông Nam Á. Các đội du kích cách mạng ở Cao Bằng cũng đã nhận được những sự hỗ trợ về vũ khí, về phương tiện thông tin liên lạc và sự huấn luyện của một số chuyên gia quân sự được Mỹ gửi tới. Các tư liệu lịch sử đã khẳng định: Mỹ và lực lượng Đồng minh đã đứng cạnh Việt Minh trong cuộc chiến đấu chống phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc. Điều này đã được chuẩn bị trước khi Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng tuyên đọc trước quốc dân Việt Nam và thế giới.

Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc mở rộng cánh cửa để cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, để cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của cuộc đấu tranh của nhãn loại tiến bộ vì hòa bình bình và những giá trị nhân đạo, nhân văn.

Đã 75 năm sau sự kiện Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, đất nước hôm nay cũng cận kề những bước chuyển quan trọng trên tiến trình đổi mới và phát triển. Những biến động lớn, mạnh mẽ và nhanh chóng trên thế giới cũng đặt chúng ta trước nhiều cơ hội và thử thách, cho chúng ta thêm nhiều hy vọng và cũng mang đến nhiều ưu tư.

Nhìn ở phạm vi toàn cầu, dù đã có nhiều tín hiệu lạc quan song tình hình thế giới được dự đoán sẽ còn nhiều biến động. Dù nhiều quốc gia đã cỏ nhiều nỗ lực, những tín hiệu lạc quan và lời kêu gọi hòa bình vẫn không đẩy lùi được đảm mây đen u ám lo lắng vẫn đè nặng thế giới vì bất ổn, chiến tranh và nghèo đói. Lửa chiến tranh nhiều lúc bùng lên dữ dội nhiều nơi ở Trung Đông, Nam Á và châu Phi. Chiến tranh đã gây ra cuộc nhập cư trái phép ồ ạt vào châu Âu, thách thức các giá trị của châu lục này và buộc cả châu Âu phải gồng mình giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo. Bàn cờ địa 1 chính trị thế giới có nhiều biến động với nhiều nhân tố mới.

Năm 2015 cũng có thể được coi là năm cả thế giới đau thương vì khủng bố. Nước Pháp đã hứng chịu hàng loạt vụ khủng bố chấn động và đẫm máu. Máy bay Nga bị Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đặt bom (ngày 31-10) với con số thương vong không nhỏ. Nhiều vụ xả súng liên quan đến khủng bố ở Mỹ... Tất cả các vụ việc đều nói lên sự bất an trước sự những thù hận. Dù Mỹ và Cuba đã bình thường hóa quan hệ, Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân với cộng đòng quốc tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP 21) có được tiếng nói chung... đã làm ấm lên không khí quan hệ quốc tế năm 2015 nhưng bức tranh với gam màu tối của những diễn biến xấu càng làm cho nhân loại thấy rằng cần phải sát cánh chung tay với nhau chặt chẽ hơn để vượt qua những nỗi đau và đề phòng, ngăn chặn không cho chúng tiếp tục xảy ra.

Được đánh giá là một hiệp định mẫu mực bởi sự vượt trội cả tầm vóc và sức ảnh hưởng, TPP sẽ có tác động với Việt Nam mạnh hơn cả khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đánh giá của Giáo sư Peter A.Petri (Đại học Brandeis, Hoa Kỳ), Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP. Tuy rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị đặt trước câu hỏi buộc phải trả lời: Mạnh mẽ cạnh tranh để tồn tại hay là bị “nuốt chửng”, nhưng nhìn tổng thể và dài hạn, “liều thuốc quý” TPP sẽ là một đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển và trưởng thành hơn trong sân chơi kinh tế toàn cầu. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam sẽ có là tìm được một đối trọng “đủ nặng” để có thể tái cân bằng quan hệ thương mại với các thị trường truyền thống trọng điểm như đã có hiện nay, giảm bớt ảnh hưởng lệ thuộc vào một thị trường nhất định, đặc biệt là Trung Quốc (không là thành viên của TPP). “Vị đắng” của liều thuốc TPP cũng có thể giúp “dã tật", cơ cấu nền kinh tế, cải cách định chế, luật pháp và mô hình tăng trưởng...

Ngày kết thúc của năm 2015, cũng đánh dấu sự kiện Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN. Dưới mái nhà chung đó, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chung sống, gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển trên chặng đường mới của mình. Trong các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam không thể tách khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN. Những lợi ích của Việt Nam gắn liền với từng quốc gia liên quan với những vấn đề cụ thể đồng thời cũng gắn liền với lợi ích chung của cả cộng đồng ASEAN. Với nhận thức đó, Việt Nam đã và sẽ tham gia sâu, rộng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, tích cực cùng các nước thành viên triển khai các nội dung ưu tiên hợp tác của ASEAN.

Tình hình vẫn diễn biến khó lường bởi những hành động leo thang quân sự hóa trên Biển Đông. Trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm ở Biển Đông thời gian qua, Việt Nam đã kiên trì trao đổi cùng các quốc gia trong khu vực để tăng đồng thuận; cùng khẳng định những lo ngại chung đối với những diễn biến đe dọa đến hòa bình, an ninh khu vực; kêu gọi sự kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kiên trì giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Lập trường chính nghĩa và hòa bình của Việt Nam đã được sự ủng hộ của nhiều đối tác, trên nhiều diễn đàn quốc tế trong phạm vi ASEAN và cả thế giới.

Sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ cách mạng coi đấu tranh thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, chống lại mọi sự áp đặt, thống trị bất công của các “nước lớn” cùng là sự phát triển, hoàn thiện của công cuộc giải phóng dân tộc.

Sự kiện Nguyền Ái Quốc 1 Hồ Chí Minh về nước đầu năm 1941 chứa đựng những bài học kinh nghiệm cho hôm nay khi cả thế giới cũng như khu vực châu Á 1 Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói riêng vẫn đang hiện hữu (và cả tiềm tàng) nhiều nguy cơ bắt ổn khó dự đoán về an ninh và chính trị. Trong cục diện mới, hợp tác, hòa hoãn xen lẫn với cạnh tranh, kìm chế lẫn nhau giữa các cường quốc luôn diên ra ở khu vực châu Á - Thải Bình Dương cũng như trong khu vực Đông Nam Á.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy những nước lớn luôn có những toan tính chiến lược riêng. Những toan tính đó thành công đến mức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bối cảnh những vấn đề trong quan hệ quốc tế (kể cả những vấn đề song phương giữa hai nước) đều được đặt trong tương quan với các mối quan hệ khu vực, trong một thế giới đang toàn cầu hóa và mỗi nước “lớn" đều phải cân nhắc đến phản ứng của những nước “lớn" khác, những tính toán này không thể không quan tâm đến tiếng nói của khu vực và từng nước liên quan.

Dù các nước “lớn" vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và chi phối những sự kiện, những mối liên kết, liên minh, những hợp đồng kinh tế lớn nhưng sẽ không dễ áp đặt những toán tính của mình như trong những giai đoạn trước. Kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng, tiếng nói của khu vực và các nước “vừa” và “nhỏ” có “sức nặng" đến mức nào phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó một phần khá quan trọng phụ thuộc vào sự chủ động, nhạy bén, khôn khéo trong ngoại giao của những nước này với các nước “lớn” và cả giữa các nước “vừa" và “nhỏ” với nhau.

Hôm nay, bài học từ sự kiện Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, xác định đường lối của cách mạng Việt Nam năm xưa vẫn cần được kế thừa. Theo đó, cái “bất biến” là độc lập cho dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân là những điều bất khả xâm phạm. Để đạt mục tiêu đó, đòi hỏi những người vận dụng phải linh hoạt, sáng tạo “ứng vạn biến”. Trước mỗi thời cơ và nguy cơ, sự năng động cần được nhấn mạnh, trí tuệ sáng suốt và một tằm nhìn xa cần được đề cao khi hoạch định chính sách. Đó củng là những tiền đề quan trọng bảo đàm thành công.

Hoàng Trường

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

VÕ AN ĐÔN CHỚ NÊN VỘI MỪNG

Trong công tác bầu cử thì công tác hiệp thương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi nó được xem là hoạt động trung tâm cốt lõi lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên của tất cả các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội cũng như bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân. 

Luật sư Võ An Đôn
Những ngày qua, các địa phương đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú của người ứng cử. Khác với các khóa trước, cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 năm nay hầu hết các địa phương đều có người tự ứng cử. Điều đó đã chứng tỏ một bước tiến lớn về mặt dân chủ trong bầu cử Đại biểu quốc hội. Thế nhưng qua đánh giá sợ bộ các ứng viên, bà Đào Thanh Hương - Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Hà Nội cho rằng: “Trong số người tự ứng cử đợt này, phải nói có những người rất xứng đáng, rất tâm huyết với đất nước, dân tộc, xã hội. Trong đó cũng có những người đã có những đóng góp nhất định trong đơn vị của mình. Tuy nhiên, cũng có những người cảm giác như là chơi chơi thôi!” 

Không chỉ riêng thủ đô Hà Nội mà tại các đơn vị địa phương khác cũng xuất hiện các thành phần tự ứng cử “chơi chơi” (đã nói đến trong các bài trước). Chính vì vậy, sau khi trải qua hội nghị hiệp thương lần hai, đã không ít ứng viên thở phào nhẹ nhõm, mừng vui khôn xiết. Trong đó có ứng viên tỉnh Phú Yên - Ls. Võ An Đôn. 

Vừa nhận được danh sách 12 người ứng cử/đề cử, trong đó có tên Võ An Đôn, ông đã cho đó là “thành công”. Thế nhưng, xin cảnh báo với Ls rằng, con đường trở thành đại biểu Quốc hội không dễ dàng như thế. Hiệp thương lần 3 sẽ diễn ra vào tháng tới mới thất sự quan trọng, có ý nghĩa quyết định số phận các ứng cử viên. Đó là kết quả từ việc Ủy ban mặt trật tổ quốc tiến hành lấy ý kiến nhận xét của người dân nơi cư trú, làm việc về người ứng cử/đề cử. 

Tốt hơn hết là Ls Võ An Đôn nên chuẩn bị thật tốt tâm lí để nhận kết quả tiếp theo. Bởi Võ An Đôn cũng như những nhà dân chủ giả hiệu tham gia ứng cử lần này sẽ phải đối mặt với sự phán xét của nhân dân. Đó là tòa án công minh nhất và đáng sợ nhất đối với những kẻ đã nhận tiền của ngoại bang, bán rẻ quê hương, đất nước. Đến lúc ấy, chính những người dân cùng sống trên một vùng đất với Võ An Đôn sẽ chỉ thẳng vào mặt ông ta rằng: ông không đủ tư cách trở thành người đại diện cho nhân dân. Dù Võ An Đôn có những kẻ đứng sau “tài trợ” ứng cử thì cũng không thể hô biến những hành động đáng khinh của ông thời gian qua thành những hành động đẹp trong kí ức của người dân.

Ấy vậy mà Võ An Đôn vẫn tự tin lắm. Ông ta tuyên bố “Nếu hội nghị hiệp thương lần thứ ba sắp tới có tên tôi cộng với việc bầu cử công bằng và kiểm phiếu minh bạch, chắc chắn tôi sẽ đánh bại các đối thủ nặng ký như Bí thư và Chủ tịch tỉnh Phú Yên trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội này”. Hẳn là Võ An Đôn đã tính đến bước tiếp theo nếu tuyên bố của mình không thành. Một khi ông không thể là Đại biểu Quốc hội thì ngay lập tức sẽ có những luồng thông tin được tung ra rằng: bầu cử không công bằng, kiểm phiếu thiếu minh bach, có gian lận… và như thế mục đích phá hoại bầu cử Quốc hội của ông đã đạt được. Thế nhưng, Võ An Đôn chớ nên mừng vội, cái tên Võ An Đôn sẽ sớm bị nhân dân gạt bỏ trong hội nghị hiệp thương lần ba thôi.

Bạch Dương

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

HẬU DUỆ CỦA NHÂN DÂN

Từ xưa đến nay, khi nhắc đến lực lượng Công an, lực lượng tiên phong cầm cây súng ngày đêm canh gác cho giấc ngủ của nhân dân là nhắc đến muôn vàn khó khăn, vất vả, nguy hiểm và hy sinh mà họ phải đối mặt. Trên mọi chiến tuyến, mọi cung đường, mọi lĩnh vực, địa bàn của mảnh đất hình chữ S luôn có sự góp mặt của những bông hồng thép, tỏa hương giữa ngút ngàn núi sông. Đó chính là những nữ chiến sỹ đã nguyện hy sinh cả tuổi thanh xuân, sắc đẹp, hạnh phúc riêng tư để đối đầu với rạn dày sương gió nơi chiến hào, hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Họ chẳng khác nào những hậu duệ thực thụ bảo vệ sự bình yên và hạnh của đất nước, nhân dân.

Lương Thị Hoài Thương  sinh viên Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Những máu áo xanh, vàng trải dải trên những chiến tuyến đấu tranh với cái ác như điểm xuyến thêm cho bức tranh rực rỡ ấy. Trong cái nắng, cái gió của thao trường, những bông hồng thép ấy vẫn vươn lên kiêu hãnh mà chẳng sợ gian nan. Để rồi biết bao nhiêu cô gái anh dũng đã cùng đồng đội của mình chiến đấu chống lại tội phạm, trèo đèo lội suối , vượt núi băng rừng hay phải ăn ngủ hàng tháng trời trong hang đá giáp biên giới trong những chuyến công tác xa nhà dài ngày nằm vùng…. Và cũng bao nhiêu nữ chiến sĩ đã ngã xuống, đem máu của mình nhuộm màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, để đổi lấy sự yên bình của nhân dân. 

Họ ngày đêm vẫn tập luyện chăm chỉ, trau dồi kĩ năng, nghiệp vụ, tô luyện tinh thần chiến đấu, không chịu khuất phục trước gian nan. Những bông hồng ấy đã khẳng định được vai trò, vị thế của mình không thua kém gì những đồng nghiệp nam. Và hình ảnh mới đây được đăng tải nhiều trên mạng xã hội đã là minh chứng thiết thực cho điều ấy.

Những “bông hồng thép” vươn lên đầy kiêu hãnh trong cái nắng, cái gió hăng say tập luyện trên thao trường. Họ hiểu được rằng chỉ có ngày hôm nay đổ mồ hôi, mệt nhọc thì mới đổi được ngày mai là những ngày bình yên cho xã hội, cho nhân dân.

Vậy mà có những người không đặt mình vào vị trí của họ, vẫn “say sưa” xuyên tạc về đạo đức lối sống của những chiến sỹ Công an nhân dân. Họ không màng đến những khó khăn, hiểm nguy mà những chiến sỹ ấy phải đối mặt hàng ngày, mà những “cây bút” ấy còn ngang nhiên xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ ta. Họ đâu biết rằng sau những giờ làm việc với nắng, cái gió của thao trường, làm bạn với thần chết ngoài chiến lũy, trở về nhà với mái ấm gia đình họ lại phải chịu những lời dị nghị của hàng xóm, con mắt nhìn khác của xã hội, thử hỏi như vậy là có công bằng với họ hay không. Nghề nào cũng là nghề cao quý và cần được xã hội tôn trọng, vì vậy tôi mong mọi người sẽ có cái nhìn toàn diện về lực lượng Công an nhân dân, đặc biệt ghi nhớ những hình ảnh đẹp mà họ đã tận tụy vì nước, vì dân. Đừng vì những bài “nói nhảm” trên các trang mạng, blog như Việt Tân, Dân làm báo, BBC… mà đánh mất niềm tin vào Đảng, vào công an.

Hoa Nắng

ĐỪNG MƯỢN ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỂ ĐÁNH BÓNG TÊN TUỔI!

Khi mà ngày bầu cử Quốc hội khóa 14 sắp đến gần thì các thế lực thù đich lại có thật nhiều chiêu trò để bịp bợm, đả kích, chống phá với nhiều lợi ích, mục đích khác nhau mà được chúng ngụy trang dưới hai chữ “Dân chủ”. Có phải cứ tự ứng cử, rồi hô hào trên mạng, dùng tiền mua chuộc, phát ngôn liều lĩnh...thì sẽ gắn được một cái tên mĩ miều “cách mạng dân chủ” hay “cải tổ dân chủ” như nhà dân chủ Nguyễn Gia Kiểng và nhà báo Trần Quang Thành trên Danlambao có viết.


Trong Điều 6, Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng tới vấn đề dân chủ cho nhân dân kể từ khi mới được thành lập, trong chiến tranh cũng chiến đấu vì quyền dân chủ thực sự của người dân.Và cho đến ngày hôm nay khi đất nước đã hòa bình, vấn đề dân chủ của người dân càng đươc Đảng và Nhà nước ta quán triệt hơn nữa. Hay nói một cách dễ hiểu là Nhà Nước ta luôn đảm bảo, khuyến khích và tăng cường quyền công dân của mỗi người dân, quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc nhân dân sẽ là người trực tiếp tiến hành bỏ phiếu, bầu chọn những người lãnh đạo họ tín nhiệm, có đủ năng lực cũng như phẩm chất để đảm đương sứ mệnh phục vụ, cống hiến cho nhân dân, cho đất nước vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước- Quốc hội.

Bầu cử là một trong những hình thức hoạt động xã hội – chính trị quan trọng của nhân dân. Bầu cử thu hút sự tham gia đông đảo của cử tri đại diện cho các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, giới tính… Bởi vậy để đạt được kết quả, các cuộc bầu cử phải được tiến hành có tổ chức, theo những trình tự chặt chẽ nhất định. Do đó nó càng không phải là chỗ trú chân cho những người như: Nguyễn Quang A, Lã Việt Dũng, Nguyễn Lân Thắng... (Hà Nội), Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa), Lê Công Định (TP Hồ Chí Minh)...Vượng râu,...Thử hỏi những con người này dân chủ ở đâu khi người thì có lối sống bê tha, đồi trụy, người thì vô tổ chức, vô kỉ luật, người chẳng có gì “thì đành” nói xấu chế độ, nói xấu chủ tịch Hồ Chí Minh,... để được chút “gạch đá, rè bỉu” từ dư luận xã hội hòng “nổi tiếng”. Có lẽ để nói về phẩm chất đạo đức cũng như cả năng lực chuyên môn của một số vị tự ứng cử vì “nền dân chủ rởm” này cũng nhiều người thừa rõ bộ mặt chúng rồi, bởi tai tiếng mấy người này nói cách thẳng thắn thì đã phủ sóng khắp các trang báo cũng như phương tiện truyền thông .

Cũng xin nói thêm rằng, quyền ứng cử là của tất cả công dân Việt Nam từ 21 tuổi trở nên và phải đáp ứng những tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc Hội quy định rõ trong Luật bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đông nhân dân 2015 và Luật tổ chức Quốc hội 2001 mà mỗi người dân cần phải nghiên cứu trước khi tiến hành tự ứng cử. Trong đó tôi có chú ý tới Điều 46, Luật tổ chức Quốc hội chỉ rõ rằng: “Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.” Đừng để như các vị “dân chủ rởm” coi thường nhân dân, pháp luật và nhà nước để rồi khi đơn tự ứng cử không được thông qua thì liền ngoạc mồm, kêu gào khắp nơi như Danlambao rằng bị “chà đạp”, “tẩy chay”, “vùi dập”....Xin đừng làm trò lố nữa các vị, đừng “vừa ăn cắp vừa la làng” ...thật giả tạo và lố bịch!

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục kế thừa và thực hiện triệt để tư tưởng của Người vì mục tiêu :Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được nền dân chủ thực sự luôn cần một Đảng hướng dẫn, vạch đường, chỉ lối cho người dân được đảm bảo cả quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Mỗi người dân cũng vậy hãy luôn thể hiện mình là người là chủ và làm chủ đất nước sáng suốt, tỉnh táo và vững vàng.

Tuyết Nhung 

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

SUY NGHĨ TỪ VIỆC BÍ THƯ THANH HÓA ĐỐI THOẠI VỚI NGƯ DÂN THỊ XÃ SẦM SƠN

Qua các vụ việc xảy ra trong những năm gần đây gây phức tạp về ANTT, vấn đề nổi lên là "mâu thuẫn giữa một bộ phận người dân với nhau và người dân với chính quyền". Nhưng tác động mạnh mẽ và gây hệ lụy lâu dài tới đời sống chính trị là mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền.



Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa đối thoại với bà con ngư dân thị xã Sầm Sơn

Về nguyên nhân thì nhiều, nhưng tựu trung lại là do khi ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách và các dự án kinh tế xã hội khi triển khai đã động đến nỗi lo cơm áo gạo tiền của người dân, nỗi lo sẽ ảnh hưởng tới nồi cơm điện của người dân.

Bởi, một là do tình trạng quan liêu, cửa quyền của cán bộ. Không gần dân, sát dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân..tức là chưa phát huy vai trò làm chủ của người dân, dân chủ hình thức, đại khái.

Hai là, do một số địa phương bỏ quên hoặc làm không đến nơi đến chốn công tác tuyên truyền vận động quần chúng, dân vận kém. Nên đôi khi chủ trương đúng, mang lại lợi ích nhưng người dân không thông, không rõ, cứ băn khoăn, trăn trở. Khúc mắc không được giải đáp thỏa đáng, rồi dẫn đến hồ nghi ,hoài nghi.. Mà người dân cứ rỉ tai, to nhỏ đoán già đoán non tạo thành dư luận xấu, rồi nó cứ lan rộng, phát tán, phát triển theo hướng tiêu cực.. âm ỉ cho đến khi bùng phát chính quyền mới biết thì phức tạp lắm rồi.

Ba là, do cách hành xử thiếu mềm dẻo, linh hoạt, còn cứng nhắc từ phía chính quyền, cơ quan hữu trách. Rồi kẻ xấu, phần tử xấu lợi dụng vào đó lôi kéo kích động...khiến tình hình phức tạp càng thêm phức tạp, gay gắt, thành điểm nóng.

"Hướng về cơ sở" là phương châm đúng đắn, là thiết thực nhưng phải đi vào thực chất, bằng hành động cụ thể. Mọi việc phải làm tốt các khâu ngay từ cơ sở, từ xóm, từ thôn bản,làng xã. Chứ còn có nơi, có địa phương để diễn ra "Huyện về xã, xã mổ trâu. Xã lên huyện hỏi: Đi đâu đấy mày!" thì làm sao biết được ở cơ sở đang xảy ra chuyện gì được mà có phương án giải quyết. Muốn dân đồng lòng chung tay đẩy con thuyền đất nước phát triển đi lên thì "ý Đảng phải là lòng Dân". Muốn vậy thì mọi cái đều phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, cán bộ phải gần dân, phải là người công bộc tận tụy của người dân.

Làm thế nào để gần dân?

Câu trả lời không khó: muốn gần dân thì cấn bộ, chính quyền đừng xa dân!

Trung Dũng

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI PHẢI LÀ NGƯỜI TRUNG THỰC

Thời gian nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội đã kết thúc vào ngày 13/3/2016, trong số những người tự ứng cử ngoài những cái tên quen thuộc thì cũng có những cái tên mới mẻ và rất trẻ, trong đó có Ngô Xuân Phúc. Có lẽ nếu không có vụ tranh chấp bản quyền đến nay vẫn chưa ngã ngũ đối với bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình” thì mọi người sẽ không hề biết đến Ngô Xuân Phúc là ai, hoạt động ở lĩnh vực nào trong xã hội. Tuy nhiên xin không đề cập đến tiểu sử của anh ta mà chỉ xin đi thẳng vào vấn đề về tính trung thực mà một ứng cử viên đại biểu Quốc hội cần phải có. 






Trong một bài phỏng vấn gần đây khi trả lời câu hỏi của phóng viên về “Nguyện vọng tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội có từ khi nào?” thì Ngô Xuân Phúc đã trả lời rằng “ Khoảng năm 2006, 2007 gì đó tôi có nói với một cậu bạn là sẽ ra ứng cử đại biểu Quốc hội...” và tại vì khi đó Ngô Xuân Phúc “đang là sĩ quan quân đội nhưng không phải là cán bộ cấp cao nên khó mà được đề cử” . Rồi anh ta cho hay “Lúc đó tôi có nói thêm đến năm 2008-2009 gì đó sẽ ra quân để chậm nhất đến năm 2010 sẽ thực hiện được việc ứng cử đại biểu Quốc hội”. Với cách trả lời như vậy thì phóng viên cũng như độc giả sẽ nghĩ rằng Ngô Xuân Phúc chủ động xin giải ngũ để thực hiện ước mơ của mình. Sự thật có phải là như vậy không, có lẽ Ngô Xuân Phúc là người hiểu rõ nhất? chính anh ta đã than thở rằng “Tôi được giải quyết chế độ phục viên vì xin chuyển đơn vị công tác...” chưa tính đến cái lý do buồn cười mà anh ta đưa ra mà chỉ cần so sánh với câu trả lời với báo chí đã thấy anh ta là một người không có tính trung thực. 

Thử hỏi có cơ quan, đơn vị quân đội nào bắt buộc quân nhân phải phục viên vì lý do “xin chuyển đơn vị công tác”. Khi nói ra cái lý do này thì có người bĩu môi “Phải ra quân thì có nhiều lí do, hoặc là do sức khỏe không đảm bảo, hoặc là không chịu đựng được môi trường làm việc, nhụt ý chí xin ra, hoặc là vi phạm kỉ luật, lô đề, cờ bạc, vay nặng lãi nên nợ nần chứ làm gì có cái chuyện xin chuyển đơn vị công tác mà bị bắt buộc ra quân”. Giữa chủ động xin phục viên để ứng cử đại biểu Quốc hội với phải phục viên là hai câu chuyện, hai con người hoàn toàn khác xa nhau. Cần phải nói thêm là sau khi ra quân thì Ngô Xuân Phúc có thi tuyển công chức vào tạp chí Văn hóa Nghệ An nhưng không thành công, anh ta đã tiến hành khiếu kiện nhiều lần và đã được cơ quan có thẩm quyền trả lời nhưng anh ta không đồng ý với kết luận của cơ quan thẩm quyền. 

Vậy một câu hỏi cần đặt ra, đó là con đường của một kẻ “vô danh tiểu tốt” đến một ứng cử viên đại biểu Quốc hội đã diễn ra như thế nào ? Khi cả nước quan tâm đến vấn đề biển đảo thì việc tranh chấp bản quyền một bài thơ được phổ nhạc và được mọi người yêu thích sẽ tạo ra một sự quan tâm đặc biệt. Cho đến nay việc xác định vẫn chưa ngã ngũ và Ngô Xuân Phúc vẫn đang “tự nhận” mình là tác giả cho dù đã từng tham vấn luật sư và tuyên bố khởi kiện. Anh ta cần gì? Anh ta cần mọi người biết đến cái tên Ngô Xuân Phúc? Chưa hết khi nghe một bài hát trong một bộ phim truyền hình chiếu trên VTV có một câu “Khi anh chưa biết em giấc mơ chỉ là mơ thôi, khi anh chưa biết em bao thương nhớ giận hờn thoáng chốc...” thì anh ta cũng nhảy dựng lên là của anh ta, nhưng do di chuyển, sửa máy tính, thay ổ cứng nên không có gì để chứng minh ! Thật nực cười cho một người tự nhận là đủ trình độ và năng lực ứng cử đại biểu Quốc hội mà phát biểu đầy cảm tính và vô căn cứ. 

Chưa hết, chính sách thu hút nhân tài đã được các địa phương áp dụng từ rất lâu, từ những năm 1998 khi bạn bè của người viết bài này đã chọn và làm việc ở các địa phương có chính sách thu hút nhân tài, tạo điều kiện nơi ăn ở, làm việc, thi tuyển công chức thì 10 năm sau, năm 2008, Ngô Xuân Phúc “la toáng” lên rằng chính anh ta là người đề xuất chính sách đó. Năm 1998 thì Ngô Xuân Phúc vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, có lẽ nào “cậu bé này là thần đồng”, hay là chúng ta đang nói về một Ngô Xuân Phúc khác, một Ngô Xuân Phúc hoang tưởng về bản thân, hay là có một sự không trung thực nào đó ở đây?

Pháp luật không hề ngăn cản quyền ứng cử và tự ứng cử của bất cứ công dân nào nếu như người đó có đủ sức khỏe, trí lực và không vi phạm pháp luật. Thế nhưng đại biểu quốc hội phải là người trung thực, trung thực ngay với chính bản thân mình, có như vậy mới trung thực trong quá trình đại diện cho tiếng nói của nhân dân.

An Hiền Ngọc

BẦU CỬ VÀ CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Bác tôi kể lại rằng: Ông nhớ mãi hình ảnh người giáo già trên bục giảng của thế hệ bác tôi với đôi mắt ngấn nước và ánh nhìn xa xăm trong bài giảng về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước, khi nói về không khí của ngày hội ấy, ngày đầu tiên bước trên đường với tâm thế của người làm chủ, ngày đầu tiên ông thấy mình là một công dân… Đã bao nhiêu năm từ ngày ấy, ông giáo già của bác tôi nay không còn đứng trên bục giảng nữa và đã già yếu, nhưng đôi mắt xúc động và bài giảng say mê của ông ngày hôm ấy, những học trò trường huyện của thế hệ bác tôi không ai có thể quên. Thế hệ những người như ông, lưu giữ lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc bằng những ký ức đẹp đẽ, huy hoàng như vậy.

Ứng cử đại biểu Quốc hội để phục vụ nhân dân hay đánh bóng tên tuổi?

Mùa xuân năm 1946 đã lưu lại trong ánh mắt tự hào và niềm xúc động không chỉ của ông giáo già trường huyện. Bởi lịch sử cũng đã ghi nhận, kể từ ngày 06/01/1946, cuộc tổng tuyển cử toàn dân đã đưa quốc dân Việt lên một con đường mới, con đường làm chủ của một dân tộc có độc lập, tự do. Đã 60 năm qua kể từ mùa xuân ấy, không khí của một kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới không thể không khiến bác tôi nhớ về bài giảng của người giáo già năm xưa và câu chuyện về lòng yêu nước. 

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã trở thành sự kiện chính trị quan trọng, được quan tâm nhất trong những ngày qua. Câu chuyện về quyền bầu cử và tự ứng cử đã trở thành đề tài mà những ai chỉ cần chút ít quan tâm đến tình hình đất nước đều lưu tâm. Và dường như, cũng có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh xung quanh câu chuyện “tự ứng cử”…

Khoan hãy bàn luận trên bình diện luật pháp. Ở đây tôi chỉ nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn của một công dân yêu nước. Để thấy rằng, đôi chỗ, đôi lúc, lòng yêu nước được hiểu chưa thật sự đầy đủ, quyền “tự ứng cử” đang trở thành công cụ cho những mục đích không thật sự vô tư.

Tôi biết câu chuyện tự ứng cử của một diễn viên đã từng thành công trên khắp các sân khấu lớn nhỏ, giọng cười và từng cái liếc mắt của anh đã giữ lại biết bao khán giả cho sân khấu kịch và điện ảnh Việt nhiều năm trước. Giá như anh đừng có những phát ngôn, bài viết gây sốc theo kiểu “lệch chuẩn” trên mạng xã hội, đừng lên tiếng bảo vệ những người lợi dụng các vấn đề nhạy cảm biểu tình gây rối thì có lẽ đã không trở thành tâm điểm để báo chi phê phán như những ngày qua. Và, giá như anh hãy cứ là người nghệ sỹ tận tâm trên sân khấu của mình thì có lẽ sẽ giữ lại nhiều điều có ý nghĩa hơn. Bởi có lẽ, việc trở thành đại diện cho tiếng nói của quần chúng nhân dân chưa thật sự phù hợp với anh.
Tôi cũng biết câu chuyện của một nhà văn tham gia tự ứng Đại biểu Quốc hội đã tuyên bố “vào Quốc hội để vận động xóa bỏ cái đuôi XHCN”. Chẳng cần phải nói đâu xa, bởi tiêu chí cơ bản của một đại biểu Quốc hội là trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp thì có lẽ anh nhà văn cũng chưa hiểu được, liệu có đủ tư cách để trở thành người được nhân dân đặt toàn bộ niềm tin. Thêm nữa, tôi không biết mục đích của anh khi tự ứng cử là gì, nhưng chắc hẳn mục đích ấy đi ngược lại với mục tiêu, con đường mà cả dân tộc đang tiến tới, con đường XHCN. Như vậy, liệu có bao nhiêu lá phiếu sẽ dành cho anh? 

Câu chuyện về những lời kêu gọi ủng hộ, vận động ứng cử qua mạng, xây dựng cương lĩnh tranh cử vẫn khiến tôi không khỏi băn khoăn về động cơ của nhiều người khi ứng cử đại biểu Quốc hội. Bởi một mặt tự vận động bỏ phiếu cho họ, những mặt khác lại lên án chế độ, phê phán chính quyền, câu hỏi đặt ra là liệu con đường mà những con người này theo đuổi là gì? Mục đích chính của họ để trở thành đại biểu Quốc hội là để xây dựng hay phá hoại chế độ, đất nước? Với nhiều người khác, việc ứng cử đại biểu Quốc hội được xem như “trò vui”. Đây không còn là câu chuyện thiếu nghiêm túc của một cá nhân, mà có lẽ đã trở thành thái độ thiếu nghiêm túc đối với lòng tin và kỳ vọng của nhân dân. 

Và bức thư gửi hội đồng bầu cử được một blog đăng tải cách đây không lâu cũng khiến tôi phải suy ngẫm. Câu hỏi mà tác giả bức thư đặt ra cho cơ quan bầu cử là: “Tại sao bạn tôi đều là những người yêu nước và quan tâm đến tình hình đất nước lại không được chấp nhận hồ sơ ứng cử?”. 

Xin thưa, chỉ bằng suy nghĩ thiển cận của cá nhân tôi đây, cũng hiểu được rằng: không phải cứ là người yêu nước và quan tâm đến tình hình đất nước đều có thể trở thành đại biểu Quốc hội. Bởi lòng yêu nước phải được đặt ở đâu, biểu hiện ra sao cho đúng chỗ; quan tâm đến tình hình đất nước không có nghĩa sẽ giải quyết tốt mọi vấn đề của đất nước. Câu chuyện về lòng yêu nước và nguyện vọng cống hiến cho đất nước có lẽ nên được nhìn nhận lại đúng hướng và trở nên có ý nghĩa hơn.

Nguồn: facebook