Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

ĐÔI LỜI VỚI BÀI VIẾT "CHÉM, CHỌI, CƯỚP VÀ THỀ" TRÊN RFAVIETNAM

Dân ta quan niệm rằng “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Thế nhưng nên hiểu rằng, tại đất nước Việt Nam – nơi lễ hội đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc với gần 9000 lễ hội lớn nhỏ mỗi năm thì “ăn chơi” ở đây là việc hòa mình vào các lễ hội, các phong tục truyền thống với ý nghĩa tốt đẹp. Tháng Giêng không phải là tháng “ăn chơi, cờ bạc” như bài viết Chém, chọi, cướp và thề mới đăng trên rfavietnam. Đã thế, bài viết còn phân tích “Ba chữ C” vào những ngày tháng Giêng (chém, chọi, cướp) như một sự miệt thị với nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Bài viết "Chém, chọi, cướp và thề" trên RFAvietnam
Trước tiên xin thưa về lễ hội Chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Đây là lễ hội được bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai. Nếu không nhìn lễ hội bằng con mắt văn hoá thì chỉ thấy nó dã man thôi. Hơn nữa, để phù hợp với thuần phong mĩ tục, năm nay quá trình chém “ông ỉn” đã được chuyển vào khu vực kín chứ không chém giữa sân đình.

Việt Nam chỉ giết một con lợn trong một lễ hội truyền thống, còn ở Nepal thì sao, họ giết cả 10.000 con bò và 150.000 con dê để tế nữ thần sức mạnh Gadhimai. Hay vào mùa hè, cả một vùng biển trên quần đảo Faroe ở Đan Mạch biến thành màu đỏ khi họ giết cả ngàn con cá voi… Tại sao rfavietnam không lên tiếng những việc đó?

Tiếp theo là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Theo truyền thống và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương. Đối với người nông dân Việt Nam, đúng là con trâu đã trở thành con vật quen thuộc, là người bạn trên đồng ruộng, thế nhưng chọi trâu Đồ Sơn không phải là đem trâu ra “giết nhau với đồng loại”, “kết quả cả hai lăn đùng ra chết” như trong bài viết kia. Tác giả đã “mù” về văn hóa Việt Nam mà cứ tỏ ra là mình hiểu biết, đem so sánh cách đối xử của người nông dân miền Bắc và người nông dân miền Nam với trâu đến là lố bịch.

Chữ C thứ ba mà tác giả nói đến là “cướp” trong lễ hội cướp phết làng Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ). Lễ hội này hàng năm được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh mẫu Đại vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Với quan niệm cho rằng, cá nhân hay thôn xóm nào cướp được phết thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn nên ai cũng mong muốn cướp được quả phết. Dù mang ý nghĩa tâm linh tốt đẹp như vậy nhưng trên thực tế phải thừa nhận rằng lễ hội đã có sự biến tướng, hỗn loạn, bạo lực vẫn diễn ra. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không phải do “ nhà nước cổ vũ, tuyên truyền” như rfavietnam đã nói. Ngược lại, năm nào Nhà nước, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cũng có những chỉ đạo tới ban tổ chức lễ hội phải đảm bảo cho các lễ hội diễn ra theo đúng thuần phong mĩ tục, an toàn và tiết kiệm… 

Lễ hội là tốt đẹp, là bản sắc văn hóa vùng miền nhưng chính những người dân nơi đó đã và đang làm biến tướng nét đẹp quê hương mình. Đã đến lúc mỗi người cần thể hiện niềm tin tâm linh của mình một cách “văn minh” hơn. Có như vậy những kẻ xấu mới không có cơ hội bôi nhọ, xuyên tạc về văn hóa, về đất nước Việt Nam.

Bạch Dương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét