Liên quan tới vấn đề tranh chấp biển Đông, có một câu hỏi dư luận đang rất quan tâm đó là liệu Trung Quốc có e sợ Mỹ, có dừng các hoạt động phi pháp của mình trên biển Đông, có từ bỏ âm mưu “độc chiếm biển Đông” và ứng xử của Việt Nam như thế nào?
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã triển khai radar tần số cao ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS |
Câu hỏi thứ nhất: Trung Quốc có e sợ Mỹ?
Trả lời: Trung Quốc không sợ Mỹ. Mặc dù Mỹ cũng đang lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề biển Đông nhưng quan sát diễn biến tình hình thực tiễn, thấy rằng Trung Quốc không hề sợ Mỹ. Mỹ lên tiếng, Trung Quốc đáp trả theo kiểu cãi cùn “việc tao tao làm và việc tao làm là hợp pháp , ai làm gì được tao”. Mỹ điều máy bay tới biển Đông, Trung Quốc phát tín hiệu xua đuổi.
Vì sao? Vì Trung Quốc biết Mỹ không dám làm mạnh với Trung Quốc bởi Mỹ còn vướng đọ nhau với Nga. Với lại Trung Quốc sẵn sàng mua chuộc Mỹ.
Câu hỏi thứ hai? Trung Quốc có từ bỏ các hoạt động cải tạo trái phép trên Trường Sa, từ bỏ âm mưu “độc chiếm biển Đông”.
Câu trả lời là: Không, Trung Quốc sẽ không từ bỏ các hoạt động phi pháp trên biển Đông bởi mưu đồ “hùng bá bành trướng Đại Hán” cũng như cơn đói, cơn khát để phát triển của Trung Quốc. Để có đủ lực, thỏa lòng tham, phục vụ hơn 1 tỷ dân, họ sẵn sàng chà đạp pháp luật quốc tế để hành xử theo lối côn đồ, chèn ép các nước nhỏ.
Câu hỏi thứ 3: Vậy, Việt Nam ứng xử làm sao?
Chúng ta vẫn khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đương nhiên, đấy là vấn đề bất di bất dịch. Nhưng hãy nhìn thẳng vào thực tiễn, Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974. Một phần Trường Sa cũng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và quan trọng hơn họ đang đẩy mạnh tốc độ cải tạo các đảo, bãi đá mà họ chiếm.
Vậy về mặt thực tiễn, thiết nghĩ quan trọng nhất có hai điều:
Một, tiếp tục phản đối mạnh mẽ về mặt ngoại giao với Trung Quốc. Đồng thời tranh thủ tối đa sự lên tiếng và phản đối của cộng đồng quốc tế. Dẫu biết Trung Quốc không sợ nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục dựa vào pháp luật quốc tế để đấu tranh bởi với các nước nhỏ pháp luật quốc tế vẫn là công cụ quan trọng nhất.
Hai, củng cố, giữ vững các đảo chúng ta đang chiếm giữ tại Trường Sa, không để mất thêm đảo nào vào tay Trung Quốc. Đây là vấn đề quan trọng nhất.
Phải nhìn thẳng vào sự thật để có ứng xử phù hợp. Tất nhiên đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân, ai không đồng tình xin cứ vào ném đá hoặc đề xuất thêm các cao kiến khác để bảo vệ chủ quyền.
Hoàng Trường
Hoàng Trường
0 nhận xét:
Đăng nhận xét