Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, ở một khía cạnh nào đó, nó còn tham gia vào tiến trình lịch sử của thời đại, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 

Đối với bất kỳ ngành nghề nào, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt lên hàng đầu, bởi đây chính là thước đo thang giá trị của việc hành nghề chân chính. Song, với báo chí 1 một lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù, khi mà chỉ cần vài thông tin viết ra đã có thể mang đến cơ hội đổi thay cuộc đời hoặc có thể đẩy ai đó vào chân tường thì vấn đề đạo đức, lương tâm nghề nghiệp càng cần được chú trọng. Trên thế giới, nhiều nước không có Luật Báo chí nhưng có những qui ước về đạo đức nghề nghiệp báo chí, coi đó là những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động trên lĩnh vực này. Mỗi một phương thức kinh tế - xã hội có một nền báo chí khác nhau, do đó quan niệm về đạo đức báo chí cũng khác nhau. Nhưng cho dù khác nhau, chúng đều có những điểm chung nhất, không khác nhau hoặc không khác nhau bao nhiêu. Những điểm chung nhất hoặc gần chung nhất ấy càng thể hiện rõ hơn trong thời kỳ kỹ thuật số.

Kỹ thuật số là một phát minh vĩ đại, làm đảo lộn cuộc sống, cùng có nghĩa là làm đảo lộn nhiều hoạt động của loài người, trong đó hoạt động thông tin - truyền thông chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất, sâu sắc nhất. 

Đạo đức báo chí: Không bao giờ được cố tình bóp méo sự thật
Với kỹ thuật số, các hoạt động truyền thông từ báo in đến phát thanh, truyền hình, mạng internet có dây và internet không dây... đều thay đổi. Ngoài các loại hình thồng tin truyền thông mới, kỹ thuật số còn cho ra đời vô số những phương tiện mới làm phong phú đời sống, văn hóa của con người. Có thể chia ra ranh giới phân biệt trình độ văn minh của con người, đó là con người thời kỳ kỹ thuật số và thời kỳ trước kỹ thuật số.

Đối với báo chí, kỹ thuật số bảo đảm thông tin nhanh, phong phú, đa dạng; thông tin được phát tán, lan truyền nhanh, rộng bằng rất nhiều các phương tiện khác nhau, nối gần lại người quảng bá và người tiếp nhận thông tin, cho ra đời những khái niệm mới như “nhà báo công dân", “báo chí công dân"... Báo chí trong thời truyền thông kỹ thuật số đã thay đổi những khái niệm cơ bản như: Báo chí là gì, tòa soạn là thế nào, những yêu cầu của một tòa soạn là gì, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí... Tóm lại, kỹ thuật số đã mở rộng khả năng quảng bá, trao đổi, lưu trữ, tìm kiếm thông tin của con người, khiến thông tin ngày càng gần gũi, có ích hơn trong một xã hội hiện đại và biến xã hội ấy thành một môi trường sống ngày càng minh bạch, dân chủ, giàu tiềm năng sáng tạo hơn.

Kỹ thuật số đã tạo dựng một thế hệ con người làm báo khác với phong cách làm báo bấy lâu ta vẫn hình dung và những phương thức nghiệp vụ khác với những gì ta quen dùng. Kỹ thuật số, nhất là một trong những ứng dụng của nó, các mạng xã hội, là nguồn cung cấp thông tin vô cùng nhanh và phong phú cho báo chí, kiểm nghiệm độ chân thực của thông tin báo chí và đo đạc phản ứng cũng như sự lan tỏa của thông tin báo chí trong xã hội. Khi người người làm thông tin, nhà nhà làm thông tin, thông tin sẽ có sức mạnh khủng khiếp, dần dần đưa sự thật trở về với đúng quyền năng của nó, thước đo của chân lý. về mặt đạo đức nghề nghiệp, kỹ thuật số thể hiện rõ hơn ranh giới giữa nhà báo chân chính và những kẻ lợi dụng và ở một hoàn cảnh nào đó, làm cho vấn đề đạo đức bức thiết hơn, thường trực hơn.

Việt Nam thuộc trong số những quốc gia có hệ thống chính trị do một Đảng lãnh đạo. Vì vậy, báo chí cũng phải đặt dưới quyền lãnh đạo và trung thành tuyệt đối với hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu, một bộ phận cấu thành trong hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam có nghĩa vụ quảng bá, giải thích, vận động, cổ vũ và tổ chức thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, biểu dương nhưng cá nhân và tổ chức thực hiện tốt, chống lại nhưng quan điểm và hành động trái ngược hoặc chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống chính trị của nó. Đó là một nguyên tắc và cùng là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của người làm báo.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của dân tộc, đất nước Việt Nam, tận tụy với nhân dân Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ nên báo chí - một bộ phận trong bộ máy tổ chức của Đảng cũng hoạt động theo cương lĩnh ấy, được phát huy tự do dân chủ theo đường lối ấy. Trong quá trình hoạt động của mình, báo chí Việt Nam luôn trung thành với Đảng cũng đồng thời trung thành với dân tộc, đất nước, nhân dân. Tự gắn mình vào tổ chức Đảng cũng là cơ hội thể hiện tính độc lập, tự do của mình. Đạo đức cao nhất của nhà báo Việt Nam là trung thành với Đảng, gắn bó với Đảng và chính trong sự trung thành, gắn bó ấy người làm báo phát huy được mọi khả năng nghề nghiệp của mình để phục vụ dân tộc, đất nước. Tính đặc thù này của đạo đức báo chí Việt Nam chính là chỗ mà kẻ thù của CNXH, của Đảng tấn công nhiều nhất. Trước khi đi vào những vấn đề đang đặt ra với đạo đức báo chí, cần khẳng định rứt khoát, minh bạch vấn đề này.

Tuy nhiên, không phải Đảng bao giờ cũng đúng và như thế, báo chí, đạo đức báo chí bao giờ cũng đúng nếu không phát huy tính độc lập tương đối của mình. Đảng bao gồm hàng triệu người, mỗi con người lại là một thế giới riêng, không ai hoàn toàn giống ai. Đảng lãnh đạo cách mạng qua nhiều thời kỳ. Mỗi thời kỳ lại có những đặc điểm riêng, có thời kỳ Đảng giàu kinh nghiệm, có thời kỳ không. Trong khi chưa giành được chính quyền, đảng viên chỉ có nghĩa vụ, gần như không có quyền lợi. Khi giành được chính quyền rồi, nghĩa vụ đi liền với quyền lợi, từ đó nảy sinh tư lợi, thoái hóa, biến chất, mất đoàn kết và rất nhiều thói xấu khác. Nhà báo Việt Nam luôn phải kết hợp hài hòa giữa bảo vệ, xây dựng và đấu tranh chống lại những sai trái, tha hóa, mất phẩm chất. Dám phát hiện, phanh phui những sai trái, bất cập của mình, của đảng cầm quyền, của xã hội... cũng là đạo đức cao quý của nhà báo. Về mặt này, lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam ghi nhận tôn trọng chân lý, tôn trọng dân tộc, đất nước là một truyền thống vẻ vang, nổi bật của báo chí Việt Nam. Cho dù hoàn cảnh nào, không vi chịu sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị mà báo chí vỉ phạm lợi ích của dân tộc, đất nước và nhân dân. Nhìn lại quá trình phát triển, có thể khẳng định, nền báo chí cách mạng Việt Nam luôn thể hiện được tư tưởng nhân văn, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của cuộc sống, tử đó đấu tranh loại bỏ những nhân tố xấu trong xã hội, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc, hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ...

Đạo đức của nhà báo còn là một phạm trù lịch sử, nó thay đổi theo thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn trước đây đạo đức cao nhất của một nhà báo là trung thành với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chống giặc ngoại xâm, bây giờ, đạo đức cao nhất của nhà báo là kiên quyết bảo vệ bản chất trong sáng của chế độ, không bẻ cong ngòi bút vì tiền tài, danh vọng và những phần “con” vốn sẵn trong con người. Ngày trước, đòi hỏi cao nhất đối với nhà báo là hy sinh mình, kể cả hy sinh xương máu vi đất nước. Ngày nay, cũng vì đất nước nhưng theo cách khác, không đòi hỏi hy sinh xương máu nhưng sự dũng cảm, quên mình, bất chấp trở ngại, khó khăn gian khổ để giữ “lòng trong, mắt sáng” như một nhà báo lão thành đã từng nói thì không thua kém.

Xã hội càng ngày càng phát triển, ngày hôm nay cao hơn hôm qua, công chúng báo chí không còn là những người tiếp nhận thông tin một chiều mà họ còn đòi hỏi được tham gia vào quá trình thông tin, kiểm tra chất lượng thông tin và nhiều khi giải quyết nhiều vấn đề xã hội từ những thông tin đó. Trong thời đại ngày nay, nhiều nhà lý luận theo trường phái thông tin học từng định nghĩa cuộc sống của con người là quá trình phát thông tin, tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin. Công chúng ngày nay đòi hỏi không chi thông tin có chất lượng cao mà còn phải ngày càng phong phú, đa dạng, thiết thực với con người. Để thỏa mãn nhu cầu này, báo chí ngày nay phải trở thành một địa chỉ văn hóa, địa chỉ tri thức... thậm chí, không chỉ quảng bá mà còn là địa chỉ sáng tạo trên các lĩnh vực này.

Trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam là một bộ phận của thế giới. Đạo đức của mọi người làm báo còn được thề hiện tập trung ở chỗ không tuyên truyền chống lại nhân loại, kêu gọi chiến tranh, phá vỡ khối đoàn kết giữa các dân tộc như Điều 10 Luật Báo chí Việt Nam đã qui định.

Văn hóa là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Một mặt, nhà báo không được phép tuyên truyền cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đóng khép, tự cho dân tộc mình vĩ đại trước thế giới. Một mặt, đạo đúc của người làm báo là phải tôn trọng những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình, không sủng mộ, tiếp thu không chọn lọc lối sống, lối nghĩ và truyền thống văn hóa của nước ngoài.

Sống trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, việc nắm bắt được những thông tin nhanh, bản sắc, nóng hổi luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự sống còn của mỗi cơ quan báo chí. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua quyết liệt ấy, đã và đang xuất hiện cách làm báo rất đáng lo ngại, đó là xu hướng chạy theo nhúng thông tin giật gân, câu khách mà bỏ quên tính nhân văn, “thiên chức” cao cả của báo chí, không ít nhà báo và cơ quan báo chí vì “sốt ruột" muốn thực hiện mục đích “giành giật” thông tin mà đã bỏ qua vấn đề trách nhiệm và lương tâm người làm báo, từ đó đánh mất tính nhân văn và làm suy giảm niềm tin yêu của bạn đọc dành cho báo chí. Vì vậy, trong thời đại báo chí hiện đại, khi mà tin nóng, nhanh chính là đòi hỏi sống còn cùa từng tòa soạn, hơn lúc nào hết, bên cạnh “cái đầu lạnh”, mỗi nhà báo còn cần phải có một “trái tim nóng" để không bước qua lận ranh mong manh giữa đạo đức hành nghề và sự cám dỗ của vật chất.

Tất cả những khía cạnh đạo đức đó là cái nền căn bản, không chỉ riêng thời kỳ kỹ thuật số mới phải đạt tới nhưng trong thời kỳ kỷ thuật số, càng phải rèn luyện để có nó vì kỹ thuật số với những ưu điểm của nó sẽ bộc lộ hơn những mặt tích cực đồng thời làm trầm trọng hơn, lan rộng hơn những khuyết điểm, sai lầm của báo chí, đồng thời cùng là khuyết điểm, sai lầm trọng đạo đức của người làm báo.\

Hải Trang 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét