Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

KHÔNG ĐỂ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TRỞ THÀNH RÀO CẢN TRONG MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ

Trong quá trình đàm phàn kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, một số nước Châu Âu đề cập tới vấn đề nhân quyền và cho rằng đó là một trong những điều kiện chính để thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU. Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng nói tới vấn đề nhân quyền như là một trong những mối quan tâm lớn của Hoa Kỳ trong quan hệ Việt-Mỹ.



WikiLeaks công bố tài liệu NSA theo dõi các nhà lãnh đạo thế giới

Ngay lập tức, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước liền nhào lên chộp lấy, đơm đặt thêm rằng cả Hoa Kì và EU đều quan ngại trước “tình trạng vi phạm nhân quyền” của nhà cầm quyền Việt Nam và Việt Nam cần phải chấm dứt việc “đàn áp nhân quyền”. Vậy sự thực có phải Việt nam vi phạm nhân quyền và nhân quyền có đúng là rào cản trong quan hệ Việt-Mỹ cũng như EU.

Khẳng định rằng, Việt Nam không vi phạm nhân quyền. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo đầy đủ quyền con người. Còn vấn đề nhân quyền mà Mỹ và EU nêu ra, thực chất là sự khác biệt trong cách tiếp cận về vấn đề nhân quyền giữa các bên.

Ai cũng biết, dù nhân quyền là giá trị phổ quát của nhân loại nhưng mỗi nước có cách hiểu, cách định nghĩa và áp dụng, thực thi khác nhau phù hợp với đặc thù chính trj, kinh tế, văn hóa-xã hội, lịch sử của từng quốc gia. Vì lẽ đó, khái niệm về nhân quyền thường không thống nhất giữa các nước cũng như không thể có chuyện đưa tiêu chí, tiêu chuẩn nhân quyền của một nước này áp đặt cho nước khác.

Lấy một ví dụ đơn giản: Tại Canada vừa diễn ra cuộc biểu tình, tuần hành lớn của nhiều chị em phụ nữ để lên án giới chức địa phương vi phạm dân chủ, nhân quyền khi cảnh sát ngăn cản ba chị em để ngực trần khi tham gia giao thông vì luật Canada cho phép phụ nữ để ngực trần. Nghĩa là để ngực trần là một quyền dân chủ tại Canada, ai vi phạm là xâm phạm nhân quyền. Tuy nhiên, điều đó lại không thể áp dụng tại Việt nam vì yếu tố văn hóa không cho phép. Vì thế, không thể lấy tiêu chí nhân quyền của Canada để áp đặt cho Việt nam được.

Tại Mỹ, chính phủ Mỹ cho phép các cơ quan chức năng nghe lén điện thoại của người dân và các chính khách nước khác, cảnh sát da trắng phân biệt đối xử với người da đen… Với Việt nam và nhiều nước khác, đó là vi phạm nhân quyền nhưng nước Mỹ lại không cho thế.

Vì lẽ đó, vấn đề nhân quyền mà Mỹ và EU nói đến ở đây, chủ yếu là sự khác biệt về cách tiếp cận nhân quyền của mỗi nước chứ không phải là “quan ngại Việt Nam vi phạm nhân quyền” như lời xuyên tạc của các tổ chức, phần tử xấu. Và sự khác biệt đó hoàn toàn có thể giải quyết được thông qua đối thoại.

Nhân quyền không nên và không thể là rào cản, trở ngại trong quan hệ Việt-Mỹ, EU.

Hoàng Trung 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét