Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN VÙNG MIỀN

Với những kẻ cực đoan giả ngu giả dốt để chống phá hoặc những kẻ ấu trĩ, ăn theo nói leo các luận điệu chia rẽ vùng miền thì chán không muốn nói vì não trạng của chúng là vậy, không thể mở mang nên có nói mãi vẫn vậy mà thôi.




Nhưng không thể im lặng khi thời gian vừa qua lại tiếp tục có những ý kiến cục bộ, kỳ thị, phân biệt vùng miền được nêu lên trên một số phương tiện truyền thông, thậm chí ở ngay trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và theo đó là một bộ phận bà con.

Tại sao thi tướng Huỳnh Văn Nghệ lại viết:
"Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long"?

Tại sao ở miền Nam lại gọi con đầu là anh Hai chị Hai mà không gọi là anh Cả chị Cả?

Bởi tất cả dân Việt Nam khắp Bắc Trung Nam đều chung nguồn cội con Hồng Lạc cháu Tiên Rồng.

Bởi các thế hệ khai phá đất phương Nam hầu hết đều là các con thứ trong gia đình, bởi con cả còn phải ở nhà thay anh chị em phụng thờ tiên tổ, phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Từ đó mà đồng bào phương Nam đều gọi con trưởng là thứ Hai, thể hiện sự nhớ thương mong ngóng về miền Bắc.

Và người con trưởng ở miền Bắc, luôn giữ vai trò trụ cột, lo lắng cho các em, quán xuyến cả gia đình, không bao giờ phân biệt đối xử hay tị nạnh với các em. Trong cuộc sống hay chính trị qua các giai đoạn đều như vậy.

Còn những khác biệt, là do sau một thời gian dài, cùng những yếu tố về lịch sử - địa lý đã dần hình thành lên những tính cách khác nhau ở mỗi vùng miền: người miền Bắc thâm trầm và sâu sắc, người miền Trung nhẫn nại và gai góc, người miền Nam mạnh mẽ và phóng khoáng, cũng như tính tình khác nhau giữa các anh chị em trong một gia đình vậy, để theo thế mạnh của mình mà mỗi người mỗi việc...

Quan trọng là luôn nhớ: chúng ta là con một nhà!

Quốc Hùng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét