Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Rối loạn lo âu ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị


Nhiều cha mẹ nghĩ trẻ nhỏ thì có việc gì phải bận tâm đâu mà mắc rối loạn lo âu. Suy nghĩ này hoàn toàn sai bởi trẻ em hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh như người lớn. Lắng nghe ý kiến của chuyên gia về chứng bệnh này ngay nhé!

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở trẻ


Các nhà khoa học chưa phát hiện được nguyên nhân chính gây chứng bệnh này ở trẻ. Tuy nhiên, có thể khẳng định rối loạn lo âu ở trẻ là một chứng bệnh tâm lý thường gắn liền với trẻ từ khi sinh ra và xuất hiện ở những trẻ có khả năng đối phó với căng thẳng ít hơn những đứa trẻ khác hoặc tâm lý trẻ yếu.


Rối loạn lo âu ở trẻ em có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào

Trẻ em cũng có thể mắc rối loạn lo âu từ sự quan sát và nhận biết hành vi lo lắng từ những người xung quanh. Một số trẻ phát triển sự lo lắng sau các sự kiện căng thẳng, chẳng hạn như:

Thường xuyên chuyển nhà hoặc chuyển trường

Cha mẹ đánh nhau hay cãi nhau

Sự ra đi của người thân hoặc bạn bè, người có ảnh hưởng tới

Bị bệnh nặng hoặc bị thương trong một tai nạn

Các vấn đề liên quan đến trường học như thi cử hoặc bắt nạt

Bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi

Triệu chứng lo âu ở trẻ


Các dấu hiệu cần chú ý ở trẻ là:

Thấy trẻ khó tập trung

Trẻ không ngủ, hay thức dậy trong đêm với những giấc mơ xấu

Trẻ ăn uống không đúng cách

Trẻ nhanh chóng nổi giận hoặc cáu kỉnh và mất kiểm soát trong khi bộc phát


Trẻ lo âu có nhiều biểu hiện ra bên ngoài

Trẻ liên tục lo lắng hoặc có suy nghĩ tiêu cực

Trẻ cảm thấy căng thẳng và bồn chồn hoặc thường xuyên đi vệ sinh

Trẻ dễ bị khóc

Trẻ hay bám theo cha mẹ, người thân và sợ ở lại một mình

Trẻ cảm thấy không khỏe

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em


Loại điều trị được chỉ định sẽ phụ thuộc vào tuổi của bé và nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Sự tư vấn, trò chuyện của bác sĩ có thể giúp trẻ hiểu những gì khiến chúng lo lắng và cho phép chúng giải quyết tình huống.

Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là một liệu pháp nói chuyện có thể giúp trẻ kiểm soát sự lo lắng bằng cách thay đổi cách suy nghĩ và hành xử. Đây sẽ là phương pháp đầu tiên được áp dụng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc chống lo âu nếu sự lo lắng của chúng nghiêm trọng hoặc không có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn với các liệu pháp nói chuyện. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên.


Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chữa trị rối loạn lo âu kịp thời

Cha mẹ nên làm gì?


Có rất nhiều việc mà cha mẹ cần làm khi con mình mắc chứng rối loạn lo âu. Trên hết, điều quan trọng là nói chuyện với trẻ về sự lo lắng hoặc tâm trạng của chúng. Đây là một ý tưởng tốt mà hầu hết bác sĩ đều khuyến khích cha mẹ làm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý tạo môi trường thoải mái cho trẻ và ở bên trẻ nhiều nhất có thể khi mắc bệnh.

Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện và có dấu hiệu tồi tệ hơn (như trẻ không thể tự hoạt động, cuộc sống của trẻ và gia đình bị đảo lộn...), cha mẹ hãy đưa trẻ tới bác sĩ để tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn.

Theo NHS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét