Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Những lựa chọn cho quá trình mang thai và sinh nở mẹ lần đầu mang thai nên biết

Mẹ lần đầu mang thai không tránh khỏi bỡ ngỡ với rất nhiều thông tin liên quan tới quá trình mang thai và sinh nở. Mẹ đắn đo không biết nên lựa chọn như thế nào. Vậy thì mẹ hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Mẹ có được lựa chọn nơi khám thai?


Mẹ bầu nên lựa chọn nơi khám thai cẩn thận

Chắc chắn, mẹ có thể chọn nơi khám thai theo ý muốn của bản thân. Tùy thuộc vào điều kiện, sự thuận lợi khi đi lại, cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở... có phù hợp với mong muốn của mẹ hay không, mẹ có thể đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu vẫn nên chọn nơi khám thai đạt tiêu chuẩn và đã được cấp phép. Khi đi khám thai tại những địa chỉ trên, mẹ sẽ an tâm hơn nhiều với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ có được lựa chọn nơi sinh con?


Miễn là cả mẹ và bé đều khỏe mạnh; quá trình mang thai suôn sẻ, không có dấu hiệu bất thường, mẹ có thể tự đưa ra quyết định về nơi sinh con. Đó có thể là bệnh viện mà mẹ thường xuyên đến khám thai hoặc một bệnh viện khác, hay có thể là một trung tâm y tế đạt tiêu chuẩn...

Thậm chí, tại các nước phương Tây, hình thức sinh nở tại nhà với đội ngũ y tế đến trực tiếp địa điểm cha mẹ đăng ký khá thịnh hành bởi sở hữu nhiều ưu điểm được cha mẹ đánh giá cao.


Lựa chọn trong quá trình mang thai và sinh nở rất quan trọng

Những lựa chọn cho quá trình mang thai và sinh nở


Mang thai – sinh nở là một quá trình rất phức tạp với nhiều rủi ro kèm theo. Chính vì vậy, việc khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cũng như kiểm tra cẩn thận tất cả các trạng thái, dấu hiệu của cơ thể là điều rất cần thiết đối với mẹ bầu.

Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ cần nhập viện kịp thời và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ để sẵn sàng cho quá trình sinh nở sắp tới. Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ thực hiện một số kiểm tra, nhưng điều đó không có nghĩa mẹ phải thực hiện tất cả.

Nếu có bất cứ điều gì làm mẹ không thoải mái, hãy trao đổi với bác sĩ. Mẹ có quyền từ chối các thủ tục kiểm tra xâm lấn như quét màng hoặc kiểm tra âm đạo, làm vỡ nước ối để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ...

Mẹ cũng có quyền không lựa chọn sử dụng một số loại thuốc như Syocinon hoặc Syometrine... Tuy vậy, hãy chắc chắn rằng, mẹ và người thân nắm rõ lý do việc kiểm tra được thực hiện. Mẹ có thể lựa chọn các phương án thay thể hoặc lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ.


Để an toàn cao nhất, tất cả những sự lựa chọn của mẹ nên được bác sĩ thông qua

Khi nào mẹ có thể về nhà?


Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mẹ và bé có thể được trở về nhà sau một hoặc nhiều ngày hơn thế hoặc thậm chí vào cùng một ngày, nếu mọi việc suôn sẻ. Thông thường, mẹ sinh theo cách truyền thống sẽ được xuất viện sau 1 hoặc 2 ngày và với mẹ sinh mổ là 3 – 5 ngày.

Mẹ cũng có thể lựa chọn ở lại bệnh viện lâu hơn nếu cảm thấy chưa sẵn sàng để về nhà hoặc khi chưa có điều kiện xuất viện tốt nhất. Hãy ghi nhớ tất cả những lời dặn của bác sĩ về quá trình hậu sản cũng như chăm sóc con nhỏ mới chào đời.

Chúc mẹ đưa ra những lựa chọn chính xác cho quá trình mang thai và sinh nở.

Theo Babycenter     

Xem thêm nhiều bài viết khác hữu ích bằng cách truy cập vào website http://mamanbebe.com.vn nhé các mẹ.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Tại sao mẹ bầu nên đi siêu âm thai nhiều

Siêu âm thai là việc rất quan trọng đối với các mẹ bầu. Tại sao các bác sĩ lại khuyến khích các mẹ bầu đi siêu âm thai thường xuyên hơn. Cùng tìm hiểu về lợi ích của việc đi siêu âm thường xuyên tốt như thế nào nhé các mẹ!


Tất cả mẹ bầu đều phải siêu âm?



Siêu âm rất quan trọng với mẹ và thai nhi

Siêu âm không phải là việc làm bắt buộc cho tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nên siêu âm đầy đủ theo hướng dẫn để sở hữu những lợi ích thiết thực và quý giá từ siêu âm mang lại.
Các bác sĩ sẽ tôn trọng quyết định của mẹ bởi không phải tất cả mẹ bầu đều muốn siêu âm trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, siêu âm trong thai kỳ được chia thành siêu âm định kỳ và siêu âm bất chợt.

Ngay cả khi mẹ không siêu âm, các công việc chăm sóc thai sản khác vẫn sẽ được tiếp tục. Hãy nói chuyện thật kỹ với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.

Lợi ích của siêu âm


Siêu âm là biện pháp sử dụng các sóng âm thanh cho ta thấy hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Những hình ảnh siêu âm hiển thị sẽ giúp bác sĩ xác định:

Kiểm tra kích thước của em bé – điều này cho mẹ biết rõ hơn về việc mang thai bao nhiêu tuần; ngày dự sinh của mẹ...
Kiểm tra xem mẹ mang thai đơn hay đa thai
Phát hiện một số bất thường trong thai kỳ
Cho thấy vị trí của em bé và nhau thai – điều này rất có lợi khi nhau thai xuống thấp trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bác sĩ có thể đưa ra những tư vấn chính xác cho mẹ
Kiểm tra xem em bé có phát triển bình thường không – điều này đặc biệt quan trọng nếu mẹ mang song thai hoặc mẹ có vấn đề trong lần mang thai này hoặc lần mang thai trước


Siêu âm giúp phát hiện các bất thường ở thai nhi 

Với bản thân mẹ bầu, siêu âm được coi là một sự kiện hạnh phúc. Thật thú vị khi có thể "nhìn" thấy các hình ảnh và hoạt động của em bé trong bụng mẹ. Tuy vậy, mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho tất cả những kết quả thu được qua siêu âm.

Khi nào nên siêu âm


Các bệnh viện ở Anh cung cấp cho tất cả phụ nữ mang thai ít nhất 2 lần siêu âm trong thai kỳ:

Từ 8 đến 14 tuần
Từ 18 đến 21 tuần

Đó được coi là siêu âm định kỳ. Trong lần siêu âm đầu tiên, dựa vào kích thước thai nhi, các bác sĩ sẽ dự đoán được tuổi thai, thời gian dự sinh của mẹ. Và trong lần siêu âm thứ 2, bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả các bất thường ở thai nhi.

Ngoài các lần siêu âm định kỳ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm nhiều lần hơn nữa.

Siêu âm có gây hại cho mẹ và bé không?



Được nhìn thấy hình ảnh bé yêu là niềm hạnh phúc đối với mẹ khi siêu âm

Siêu âm không gây đau cho mẹ và không gây hại cho bé. Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận ở cả mẹ và bé sau khi siêu âm. Do vậy, mẹ không phải lo lắng và có thể thực hiện siêu âm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Thời gian siêu âm thông thường mất khoảng 20 – 30 phút (dựa vào tư thế và chuyển động của bé, tình trạng của mẹ có bị thừa cân hay béo phì không) và kết quả sẽ được bác sĩ thông báo ngay với mẹ.

Nếu có bất thường được tìm thấy, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ tiến hành thêm các kiểm tra chuyên sâu khác để xác định chính xác vấn đề gặp phải và kịp thời điều trị khi chưa quá muộn.

Theo NHS 

Theo dõi thêm nhiều bài viết hay, bổ ích khác được cập nhật thường xuyên tại website http://MamanBéBé.com.vn nhé các mẹ!

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Bí kíp sử dụng kem chống nắng cực hiệu quả cho chị em ngay từ ngày đầu tiên


Có nhiều chị em không biết sử dụng kem chống nắng hoặc sử dụng sai cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tất tần tật thắc mắc liên quan tới kem chống nắng. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Vì sao nên dùng kem chống nắng


Cháy nắng làm tăng nguy cơ ung thư da. Cháy nắng không chỉ xảy ra vào những ngày ánh nắng chói chang, không gợn chút mây nào mà ngay cả khi trời nhiều mây.

Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi cháy nắng, bắt nắng và hơn thế nữa, các nhà khoa học đã chứng minh kem chống nắng còn có tác dụng đẩy lùi lão hóa da, giúp da khỏe mạnh và duy trì sự tươi trẻ.


Kem chống nắng rất có lợi cho chị em phụ nữ

Nếu chị em yêu thích một làn da nâu rám nắng và thường xuyên có thói quen tắm nắng dưới ánh mặt trời, rất tiếc khi phải thông báo không có cách nào an toàn tuyệt đối để vừa có được một làn da rám nắng như ý vừa bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại từ mặt trời.

Bên cạnh đó, nhiều chị em suy nghĩ một làn da rám nắng sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời tốt hơn so với các màu da khác như da trắng, da vàng. Nhưng sự thực, các chuyên gia khẳng định không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

Làm sao để tiếp xúc với ánh nắng thật an toàn?


Cơ thể con người cần ánh nắng mặt trời để tạo ra vitamin D – một vitamin quan trọng với sức khỏe và sự phát triển qua từng giai đoạn. Nhưng ánh nắng mặt trời cũng tiềm ẩn những tác nhân xấu như tia cực tím... Vậy làm thế nào để tiếp xúc với ánh nắng thật an toàn?

Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia:

Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều – khoảng thời gian bức xạ nhiệt mạnh nhất, tia cực tím cường độ cao nhất

Nếu phải tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian này, cần trang bị các biện pháp chống nắng đầy đủ bao gồm quần áo dài tay, chất liệu chống nắng; kính râm; mũ rộng vành...

Thoa kem chống nắng


Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi tia cực tím

Mẹo lựa chọn kem chống nắng


Hai chỉ số quan trọng nhất đối với kem chống nắng là chỉ số SPF và chỉ số PA. Chỉ số SPF thể hiện khả năng chống tia UVB và chỉ số PA thể hiện khả năng chống tia UVA.

Chỉ số SPF thấp nhất hiện nay là 15 và cao nhất là 100. Cứ 1SPF sẽ có khả năng bảo vệ da khỏi UVB trong khoảng 10 phút. Vì vậy, chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ da càng lâu.

Đối với chỉ số PA, thường được ghi bằng chữ PA và thêm dấu “+” đằng sau thể hiện khả năng chống lại tia UVA của sản phẩm. Số dấu “+” càng nhiều, sản phẩm càng có khả năng bảo vệ tốt lên.

Các chuyên gia khuyên chị em nên chọn kem chống nắng có


Chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30

Chỉ số PA ít nhất là 4 dấu “+”

Sản phẩm còn hạn sử dụng. Hầu hết các loại kem chống nắng có thời hạn sử dụng từ 2 đến 3 năm.

Thoa kem chống nắng đúng cách


Hãy thoa kem chống nắng đúng cách để hưởng lợi ích trọn vẹn

Hầu hết mọi người đều thoa kem không đúng cách hoặc thoa quá mỏng, không đủ lượng khiến hiệu quả bảo vệ giảm rõ rệt. Hãy áp dụng những hướng dẫn của chuyên gia sau:

Nếu ra ngoài lâu, hãy bôi kem chống nắng 2 lần trước khi ra ngoài vào các thời điểm: trước 30 và ngay trước khi ra ngoài

Kem chống nắng nên được áp dụng cho tất cả các vùng da tiếp xúc trực tiếp ánh mặt trời, bao gồm cả mặt, cổ, tai và đầu dù có các vật dụng bảo vệ khác như mũ hoặc kính

Kem chống nắng cần được sử dụng lại thường xuyên, theo hướng dẫn của nhà sản xuất bao gồm cả thời gian ở trong nước dù sản phẩm được quảng cáo là không trôi trong nước

Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, vì ánh nắng mặt trời có thể làm khô da.

Dùng 2 muỗng cà phê kem chống nắng dành cho da mặt, cánh tay, bàn tay, cổ và chân – những vùng dễ tiếp xúc mặt trời nhất

Nếu muốn thoa kem toàn thân, dùng lượng 2 muỗng canh

Chúc chị em áp dụng bí kíp sử dụng kem chống nắng hiệu quả theo hướng dẫn của chuyên gia.

Theo NHS

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Rối loạn lo âu ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị


Nhiều cha mẹ nghĩ trẻ nhỏ thì có việc gì phải bận tâm đâu mà mắc rối loạn lo âu. Suy nghĩ này hoàn toàn sai bởi trẻ em hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh như người lớn. Lắng nghe ý kiến của chuyên gia về chứng bệnh này ngay nhé!

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở trẻ


Các nhà khoa học chưa phát hiện được nguyên nhân chính gây chứng bệnh này ở trẻ. Tuy nhiên, có thể khẳng định rối loạn lo âu ở trẻ là một chứng bệnh tâm lý thường gắn liền với trẻ từ khi sinh ra và xuất hiện ở những trẻ có khả năng đối phó với căng thẳng ít hơn những đứa trẻ khác hoặc tâm lý trẻ yếu.


Rối loạn lo âu ở trẻ em có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào

Trẻ em cũng có thể mắc rối loạn lo âu từ sự quan sát và nhận biết hành vi lo lắng từ những người xung quanh. Một số trẻ phát triển sự lo lắng sau các sự kiện căng thẳng, chẳng hạn như:

Thường xuyên chuyển nhà hoặc chuyển trường

Cha mẹ đánh nhau hay cãi nhau

Sự ra đi của người thân hoặc bạn bè, người có ảnh hưởng tới

Bị bệnh nặng hoặc bị thương trong một tai nạn

Các vấn đề liên quan đến trường học như thi cử hoặc bắt nạt

Bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi

Triệu chứng lo âu ở trẻ


Các dấu hiệu cần chú ý ở trẻ là:

Thấy trẻ khó tập trung

Trẻ không ngủ, hay thức dậy trong đêm với những giấc mơ xấu

Trẻ ăn uống không đúng cách

Trẻ nhanh chóng nổi giận hoặc cáu kỉnh và mất kiểm soát trong khi bộc phát


Trẻ lo âu có nhiều biểu hiện ra bên ngoài

Trẻ liên tục lo lắng hoặc có suy nghĩ tiêu cực

Trẻ cảm thấy căng thẳng và bồn chồn hoặc thường xuyên đi vệ sinh

Trẻ dễ bị khóc

Trẻ hay bám theo cha mẹ, người thân và sợ ở lại một mình

Trẻ cảm thấy không khỏe

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em


Loại điều trị được chỉ định sẽ phụ thuộc vào tuổi của bé và nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Sự tư vấn, trò chuyện của bác sĩ có thể giúp trẻ hiểu những gì khiến chúng lo lắng và cho phép chúng giải quyết tình huống.

Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là một liệu pháp nói chuyện có thể giúp trẻ kiểm soát sự lo lắng bằng cách thay đổi cách suy nghĩ và hành xử. Đây sẽ là phương pháp đầu tiên được áp dụng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc chống lo âu nếu sự lo lắng của chúng nghiêm trọng hoặc không có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn với các liệu pháp nói chuyện. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên.


Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chữa trị rối loạn lo âu kịp thời

Cha mẹ nên làm gì?


Có rất nhiều việc mà cha mẹ cần làm khi con mình mắc chứng rối loạn lo âu. Trên hết, điều quan trọng là nói chuyện với trẻ về sự lo lắng hoặc tâm trạng của chúng. Đây là một ý tưởng tốt mà hầu hết bác sĩ đều khuyến khích cha mẹ làm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý tạo môi trường thoải mái cho trẻ và ở bên trẻ nhiều nhất có thể khi mắc bệnh.

Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện và có dấu hiệu tồi tệ hơn (như trẻ không thể tự hoạt động, cuộc sống của trẻ và gia đình bị đảo lộn...), cha mẹ hãy đưa trẻ tới bác sĩ để tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn.

Theo NHS

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Trào ngược ở trẻ sơ sinh – Những điều cha mẹ nên biết


Trào ngược là khi em bé bú sữa, trong hoặc ngay sau khi bú có hiện tượng đẩy ra ngoài những gì bé vừa ăn được. Hiện tượng này rất phổ biến và thường sẽ hết dần theo thời gian. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần trang bị những kiến thức về chứng bệnh này ngay.

Nguyên nhân của trào ngược


Trào ngược xảy ra do các cơ ở dạ dày của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó sữa có thể dễ dàng quay trở lại hoặc lan sang các bộ phận khác và ra ngoài qua miệng bé. Qua thời gian, khi bé phát triển hoàn thiện, tình trạng này sẽ dần biến mất.


Trào ngược ở trẻ sơ sinh rất dễ xuất hiện

Cách xác định bé có bị trào ngược không?


Trào ngược thường bắt đầu trước khi bé được 8 tuần tuổi và trở nên ổn định khi bé được 1 tuổi. Các triệu chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Ói sữa hoặc bị ốm trong hoặc ngay sau khi cho ăn

Ho hoặc nấc khi cho ăn

Có biểu hiện bất ổn trong khi cho ăn

Nuốt sau khi ợ hoặc cho ăn

Khóc nhiều và thường xuyên

Không tăng cân vì bé không giữ được lượng thức ăn đã ăn

Đôi khi bé có thể có dấu hiệu trào ngược im lặng mà không có biểu hiện gì như không ói, không trào và không bị bệnh.

Những điều cha mẹ có thể làm để giảm bớt trào ngược


Bé thường không cần gặp bác sĩ nếu chúng bị trào ngược nhẹ, miễn là chúng hạnh phúc, khỏe mạnh và tăng cân.

Dưới đây là những điều nên và không nên làm được chuyên gia khuyến nghị cho cha mẹ có con bị trào ngược:

Nên


Nhờ sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe

Kiểm tra lại các bước cho bé bú xem đã đúng nguyên tắc hay chưa

Giảm số lượng bữa ăn sữa công thức hoặc giảm khẩu phần mỗi lần cho bé uống sữa công thức

Đảm bảo bé ngủ thẳng lưng - chúng không nên ngủ nghiêng hoặc úp mặt xuống giường

Giữ bé đứng thẳng trong khi bú và càng lâu càng tốt sau khi cho bé ăn

Không nên


Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ vẫn cần đảm bảo ăn uống thật tốt để sữa mẹ đủ dinh dưỡng cho bé

Không nâng đầu hoặc gối của bé quá cao khi bé nằm


Cha mẹ có thể áp dụng cách do chuyên gia hướng dẫn để làm giảm trào ngược

Khi nào cần cho bé đi khám


Nếu những dấu hiệu sau đây xuất hiện, cha mẹ hãy đưa bé tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị:

Sau 2 tuần áp dụng các biện pháp nhưng tình trạng của bé không giảm

Bé bị trào ngược lần đầu tiên sau khi chúng được 6 tháng tuổi

Bé lớn hơn 1 tuổi và vẫn bị trào ngược

Bé không tăng cân hoặc giảm cân

Các dấu hiệu nguy hiểm


Trào ngược kèm các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây cảnh báo bé có thể đã gặp một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Cha mẹ cần cho bé đi cấp cứu ngay nếu có những dấu hiệu này:

Nước tiểu của bé thay đổi màu sắc

Phân của bé có dính máu

Bụng của bé có xu hướng sưng lên và mềm đi

Nhiệt độ cơ thể cao kèm theo người rung hoặc co giật

Tiêu chảy kéo dài hơn một tuần

Bé biếng ăn, từ chối bú sữa mẹ hoặc sữa bình

Bé khóc và tỏ ra đau liên tục


Hãy đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Điều trị trào ngược ở trẻ sơ sinh


Một số cách điều trị trào ngược ở trẻ sơ sinh có thể được bác sĩ áp dụng là:

Pha sữa của bé có độ đặc hơn so với bình thường với sự xuất hiện của một loại bột làm đặc được chỉ định

Sử dụng sữa công thức dạng đặc cho bé

Dùng các loại thuốc ngăn chặn dạ dày của bé sản xuất nhiều axit

Trong những trường hợp đặc biệt, phẫu thuật có thể được tiến hành. Điều này thường chỉ được áp dụng sau khi thử những biện pháp khác không có hiệu quả hoặc tình trạng trào ngược của bé là nghiêm trọng

Theo NHS

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Nôn và ốm nghén khi mang thai – Dễ vượt qua nếu mẹ biết cách


Mẹ bầu trong những tháng đầu của thai kỳ thường gặp các hiện tượng rất khó chịu là nôn, ốm nghén. Làm sao để vượt qua những hiện tượng này? Hãy lắng nghe chuyên gia giải đáp ngay mẹ nhé.

Biểu hiện


Buồn nôn và nôn khi mang thai, thường được gọi là ốm nghén, rất phổ biến trong những tháng đầu thai kỳ. Các hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến mẹ bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm hoặc có khi cả ngày.

Ốm nghén rất khó chịu và đối với một số phụ nữ, hiện tượng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Nhưng lại không đặt em bé vào bất kỳ nguy cơ nguy hiểm nào và thường sẽ hết khi thai kỳ vào khoảng tuần 16 đến 20.


Ốm nghén hay gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ

Đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng có thể gây buồn nôn và nôn. Nhiễm trùng tiểu thường ảnh hưởng đến bàng quang nhưng có thể lan đến thận. Vì vậy, mẹ không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu ốm nghén khác thường nào.

Ốm nghén có thể phát triển thành một dạng bệnh nặng khi mang thai được gọi là Hyperemesis Gravidarum. Chứng bệnh này xuất hiện khi mẹ bầu không có đủ chất lỏng trong cơ thể (mất nước) hoặc không nhận đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống (suy dinh dưỡng). Nếu mắc chứng bệnh này, mẹ có thể cần điều trị chuyên khoa trong bệnh viện.

Trường hợp khẩn cấp


Báo gấp với bác sĩ và ngay lập tức tới viện thăm khám nếu mẹ nôn kèm những biểu hiện sau:

Nước tiểu rất sẫm màu hoặc chưa đi tiểu trong hơn 8 giờ

Không thể giữ thức ăn hoặc chất lỏng trong 24 giờ

Cảm thấy yếu đuối, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên

Đau bụng

Bị đau hoặc chảy máu khi bạn đi tiểu

Sụt cân

Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy mẹ bị mất nước hoặc nhiễm trùng nước tiểu.


Nếu có các biểu hiện bất thường khi ốm nghén, mẹ hãy trao đổi ngay với bác sĩ

Điều trị ốm nghén


Thật không may, không có cách điều trị dứt điểm và nhanh chóng nào với chứng ốm nghén. Mỗi lần mang thai sẽ lại khác nhau. Mẹ có thể bị ốm nghén hoặc không. Nhưng có một số thay đổi mẹ có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng trong chế độ ăn uống và cuộc sống hàng ngày.

Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể nên làm gì hoặc khi mẹ bầu có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể khuyên mẹ dùng thuốc.

Thuốc giảm ốm nghén


Nếu tình trạng buồn nôn và ói mửa của mẹ nghiêm trọng và không cải thiện sau khi thử thay đổi lối sống hoặc các biện pháp khắc phục thay hướng dẫn ở trên, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên sử dụng một loại thuốc chống bệnh ngắn hạn, được gọi là thuốc giảm ốm nghén, an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

Thông thường, đây sẽ là một loại thuốc kháng Histamine, được sử dụng để điều trị dị ứng nhưng cũng có tác dụng như thuốc để ngăn chặn các hiện tượng nôn mửa, buồn nôn...

Thuốc chống nôn thường sẽ được dùng dưới dạng viên để mẹ uống hoặc cũng có thể dưới dạng lỏng để tiêm vào cơ thể mẹ. Sự chỉ định dùng thuốc như thế nào của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của mẹ.


Ốm nghén do nhiều nguyên nhân gây ra 

Các yếu tố gây ốm nghén


Có rất nhiều yếu tố dẫn tới ốm nghén như sự thay đổi nội tiết tố trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ hay các trường hợp sau:

Mẹ đang mang thai đôi hoặc nhiều hơn

Mẹ có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước

Mẹ có xu hướng bị say tàu xe

Mẹ có tiền sử đau nửa đầu

Các thành viên trong gia đình cũng bị ốm nghén

Mẹ mang thai lần đầu tiên

Mẹ béo phì (chỉ số BMI của mẹ từ 30 trở lên)

Mẹ đang gặp căng thẳng

Với những thông tin trên hy vọng mẹ đã có thông tin hữu ích về tình trạng ốm nghén khi mang thai. Điều quan trọng là mẹ hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn và lạc quan khi mang thai. Điều này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé đồng thời giảm nguy cơ ốm nghén xuất hiện.

Theo NHS